Độc đáo nghi lễ cưới của người Dao đỏ Tuyên Quang

02/09/2022 - 22:50

PNO - Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào người Dao đỏ ở tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tái hiện nghi lễ cưới truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Đồng bào Dao đỏ ở Tuyên Quang có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới truyền thống.
Đồng bào Dao đỏ ở Tuyên Quang có văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống. Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới truyền thống.
Hình ảnh cô dâu mới trong bộ trang phục truyền thống. Cô dâu đội một chiếc khăn đỏ lớn trùm đầu, bộ trang phục ấy như kết tinh của văn hóa truyền thống dân tộc Dao và thể hiện được sự khéo léo của người con gái.
Hình ảnh cô dâu mới trong bộ trang phục truyền thống.
Mọi người sửa soạn cho ngày trọng đại.
Mọi người giúp cô dâu sửa soạn cho ngày trọng đại.
Cô dâu quyến luyến người thân trước khi về nhà chồng.
Cô dâu quyến luyến người thân trước khi về nhà chồng.
Nét duyên dáng cùng trang phục sặc sỡ của những cô gái người Dao đỏ.
Nét duyên dáng cùng trang phục đẹp mắt của cô gái người Dao đỏ.
Theo phong tục, trên đường về chú rể, cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen che mặt. Đối với đồng bào người Dao, cô dâu không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tạ tổ tiên.
Theo phong tục, trên đường về nhà chú rể, cô dâu được trùm một tấm khăn màu đỏ đen che mặt. Cô dâu không được nhìn thấy ánh nắng mặt trời bởi sợ mất vía, sẽ không gặp may trong đời sống sau này. Chú rể cũng không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ cúng tạ tổ tiên.
Nhà trai làm các nghi thức cúng lễ trước khi đón cô dâu về nhà.
Nhà trai làm các nghi thức cúng lễ trước khi đón cô dâu về nhà.
Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm, chọe, thanh la sang nhà gái xin dâu. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản, chào mường.
Nghi lễ đón dâu bắt đầu từ bên nhà trai với đoàn nhạc lễ của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm, chọe, thanh la sang nhà gái xin dâu. Trên đường đi qua các bản, người thổi kèn thổi các bài ca chào bản, chào mường. 
Trước khi đi đón dâu, thầy cúng sẽ trình báo với tổ tiên để tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cả đoàn được bình an.
Trước khi đi đón dâu, thầy cúng sẽ trình báo với tổ tiên để tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cả đoàn được bình an.
Hình ảnh đoàn nhà trai sang gia đình nhà gái xin dâu, gồm có: đội nhạc lễ và các thành viên gia đình nhà trai... Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30 kg gạo và 30 kg thịt lợn để xin được đón cô dâu về.
Hình ảnh đoàn nhà trai sang gia đình nhà gái xin dâu, gồm có: đội nhạc lễ và các thành viên gia đình nhà trai... Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm 2 con gà, 10 chai rượu, 30kg gạo và 30kg thịt heo.
Cô dâu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, trên đầu chùm khăn cưới hình mái nhà, cổ và tay đeo vòng bạc. Cô phù dâu đi bên cạnh che ô và phụ giúp cho cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai ... Chú rể mặc bộ quần áo truyền thống mới may đầu đội mũ nồi màu đen.
Cô dâu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, trên đầu đội chùm khăn cưới hình mái nhà, cổ và tay đeo vòng bạc. Cô phù dâu đi bên cạnh che ô và phụ giúp cho cô dâu trong quá trình hành lễ từ nhà gái sang nhà trai... Chú rể mặc bộ quần áo truyền thống mới may, đầu đội mũ nồi màu đen.
Theo phong tục của đồng bào Dao đỏ, cô dâu vẫn che mặt trên đường đến nhà trai và được nhà trai làm lễ giải hạn
Theo phong tục của đồng bào Dao đỏ, cô dâu vẫn che mặt trên đường đến nhà trai và được nhà trai làm lễ giải hạn.
Đã đến giờ tốt, cô dâu được đón vào nhà chú rể.
Đã đến giờ tốt, cô dâu được đón vào nhà chú rể.
Khi các nghi lễ được tổ chức xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhận chén rượu và trang sức vàng bạc do cha mẹ chồng trao tặng. Khung cảnh hai vợ chồng trẻ buộc dải khăn đỏ như thể hiện sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ, như lời chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc bền lâu
Khi các nghi lễ được tổ chức xong, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhận chén rượu và trang sức vàng bạc do cha mẹ chú rể trao tặng. Hai vợ chồng trẻ buộc dải khăn đỏ như thể hiện sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ, như lời chúc phúc cho cuộc sống hạnh phúc bền lâu.
Theo phong tục của người Dao đỏ, sau khi nhà trai đón cô dâu về nhà thì các thành viên của 2 bên gia đình dự bữa cơm thân mừng, uống chén rượu mừng cho cô dâu chú rể… mọi người quây quần trong không khí hạnh phúc.
Cũng theo phong tục của người Dao đỏ, sau khi nhà trai đón cô dâu về nhà thì các thành viên của hai bên gia đình dự bữa cơm thân mừng, uống chén rượu mừng cho cô dâu chú rể… 
Cô dâu chú rể hạnh phúc trong lễ cưới
Cô dâu chú rể rạng rỡ trong lễ cưới.
Đám cưới của đồng bào Dao đỏ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong đời sống hiện nay.
Đám cưới của đồng bào Dao đỏ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Đây là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, phát huy để xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa trong đời sống hiện nay.

Ngọc Linh

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=