Độc đáo nghề 'làm chơi ăn thiệt' ở làng tái định cư sau 20 năm

30/01/2018 - 12:53

PNO - Một vùng rộng lớn ở Đầm Chuồn (phá Tam Giang, xã Phú An, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) giăng mắc bằng những ô nò sáo dệt nên một bức tranh thủy mặc thi vị. Chính nghề tre đã thay đổi cuộc sống của cư dân nơi đây.

Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Những ngày giáp Tết, tranh thủ thời tiết nắng ráo, hàng vạn cây tre từ núi rừng theo dòng nước Tam Giang xuôi thẳng về Đầm Chuồn, xã Phú An để chuẩn bị vật liệu gia cố các nhà nổi trên cọc tre phục vụ du khách dịp Tết và tham quan ở hệ sinh thái nước lợ lớn nhất Đông Nam Á
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Ở xóm Thủy Diện, xã Phú An (huyện Phú Vang) gần 20 năm nay, cư dân vạn đò Đầm Chuồn lên bờ tái định cư và tìm đến với nghề tre để mưu sinh. Đặc biệt là từ lúc khu vực Đầm Chuồn mọc lên nhiều nhà hàng nổi được làm bằng những cọc tre thì nghề này rất phát triển.
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Ngày cuối tuần tranh thủ thời gian nghỉ học, những đứa trẻ ở thôn tái định cư phụ giúp bố mẹ vận chuyển tre lên bờ
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Đối với những bậc cao niên ở khu tái định cư xã Phú An, nghề tre đã bén duyên từ lâu. Những cây tre tròn dài được cắt, cưa tỉ mỉ tùy theo những yêu cầu khách hàng đưa ra
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Người dân tâm sự, chính nghề tre đã giúp họ cải thiện thu nhập cuộc sống hàng ngày sau gần 20 lên bờ tái định cư.
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Giữa trưa nắng cuối đông, hàng chục người thợ vẫn trần mình để đan bện những sản phẩm tre phục vụ cho việc thi công nhà hàng. Mỗi ngày thợ làm tre thu nhập từ 250.000 đến 350.000 đồng. Đối với người dân thôn tái định cư đây là một nguồn thu tương đối cao
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Khi mới lên bờ, cuộc sống khó khăn nên không ai có đủ tiền xây nhà kiên cố. Mỗi gia đình chỉ dựng một nhà bằng tre trên mảnh đất được cấp. Dần dà, với kinh nghiệm dùng tre đan thuyền nan, thuyền thúng, giăng nò sáo, làm mui thuyền... những cư dân thủy diện đã phát triển thành nghề làm nhà chồ trên vùng đầm phá
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Khởi nguyên từ một biến cố thiên tai xảy ra hồi năm 1985, cơn bão lịch sử Cecil (Việt Nam gọi là bão số 8) đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của cư dân vùng đầm phá Tam Giang.  Sau cơn bão, chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên lúc bấy giờ đã đưa ra chính sách tái định cư lên bờ đối với cư dân vạn đò thủy diện phá Tam Giang, từ đó bà con vùng tái định cư Đầm Chuồn bắt đầu biết về nghề tre
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Theo anh Lê Văn Hiệp (46 tuổi, ở thôn tái định cư Phú An, xã Phú An), nghề làm tre ở đây không ai dạy ai, chỉ từ nhu cầu cuộc sống mà sinh ra nghề.
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Ngoài việc nhận làm nhà nổi trên cọc tre ở Đầm Chuồn, những người thợ thôn tái định cư đã đưa nghề tre trở thành nghề sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
 Ở nhà, hiện tại anh Hiệp lưu giữ tác phẩm chùa Linh Mụ bằng tre cùng chiếc hộp tộ (một loại bàn thấp dành cho người ngồi bệt uống trà)... do anh làm từ những ngày đầu bắt tay “sáng tạo” với tre, vì vậy ai mua anh cũng không bán
Doc dao nghe 'lam choi an thiet' o lang tai dinh cu sau 20 nam
Trong mùa xuân mới đang về, những người thợ tre ở thôn tái định cư xã Phú An đang gấp rút hoàn thiện các tác phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ thân tre để phục vụ nhu cầu khách hàng vui Tết đón Xuân

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI