Độc đáo lễ rước lợn hàng trăm ký ở Hà Nội

23/02/2024 - 06:36

PNO - Cứ ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại tổ chức lễ rước “Ông Lợn” truyền thống.

 

hội rước lợn để tưởng nhớ công ơn thành hoàng làng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.
Hội rước lợn làng La Phù tổ chức ngày 13 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ công ơn thành hoàng làng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.
Theo tương truyền, mỗi lần chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân. Mỗi lần như vậy, người dân trong làng mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông.
Tương truyền, mỗi lần chuẩn bị lên đường đánh giặc, ông lại mổ lợn khao quân. Mỗi lần như vậy, người dân trong làng mang lợn đến dâng. Sau này, người dân La Phù tôn ông làm thành hoàng làng và vẫn giữ tục dâng tế lợn để tưởng nhớ ông.
Đây là một lễ hội truyền thống của làng La Phù, vẫn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống xưa kia và gìn giữ cho tới ngày nay.
Đây là một lễ hội truyền thống của làng La Phù, vẫn giữ được nguyên vẹn những nét truyền thống xưa kia.
Những chú lợn này được người dân trong từng thôn tuyển chọn kĩ càng từ đầu năm trước và được cả thôn cùng góp tiền để nuôi trong suốt một năm.
Những chú lợn này được người dân trong từng thôn tuyển chọn kĩ càng từ đầu năm trước và được cả thôn cùng góp tiền để nuôi trong suốt một năm.
Theo người dân, những chú lợn này được dân làng kính cẩn gọi bằng Ông lợn và chăm sóc với chế độ đặc biệt.
Theo người dân, những chú lợn này được dân làng kính cẩn gọi bằng "Ông Lợn" và chăm sóc với chế độ đặc biệt.
Khoảng 18h tối 13 tháng Giêng, các thôn xóm sẽ bắt đầu rước 'Ông lợn' ra khỏi thôn di chuyển về phía Đình La Phù.
Khoảng 18g tối 13 tháng Giêng, các thôn xóm sẽ bắt đầu rước "Ông Lợn" ra khỏi thôn di chuyển về phía Đình La Phù.
Những 'Ông lợn' được cả thôn chăm sóc kĩ lưỡng từ chế độ ăn uống tới ngủ nghỉ. Theo đó, lợn được nuôi bằng gạo và cháo sạch, chỗ ở luôn thoáng mát sạch sẽ. Mùa hè được quạt mát, mùa đông được mắc màn giữ ấm và chống muỗi.
Những "Ông Lợn" được cả thôn chăm sóc kĩ lưỡng từ chế độ ăn uống tới ngủ nghỉ. Theo đó, lợn được nuôi bằng gạo và cháo sạch, chỗ ở luôn thoáng mát sạch sẽ. Mùa hè được quạt mát, mùa đông được mắc màn giữ ấm và chống muỗi.
Được cả thôn chăm sóc tỉ mỉ từ bữa ăn tới giấc ngủ nên các 'Ông lợn' nặng tới hơn 200kg là chuyện bình thường. Khi được rước, các 'Ông lợn' cũng lại được trang điểm thật đẹp.
Được cả thôn chăm sóc tỉ mỉ từ bữa ăn tới giấc ngủ nên các "Ông Lợn" nặng tới hơn 200kg là chuyện bình thường. Khi được rước, các "Ông Lợn" cũng lại được trang điểm thật đẹp.
Vào ngày diễn ra hội rước, các 'ông lợn' sẽ được dân làng tắm rửa sạch sẽ, sau đó làm thịt rồi đặt lên kiệu và trang trí thật đẹp. Đặc biệt, việc mổ các 'ông lợn' là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ
Vào ngày diễn ra hội rước, các "Ông Lợn" sẽ được dân làng tắm rửa sạch sẽ, sau đó làm thịt rồi đặt lên kiệu và trang trí thật đẹp. Đặc biệt, việc mổ các "Ông Lợn" là phải bóc thật khéo léo lớp mỡ chài để làm áo choàng cho "Ông Lợn".
Năm nay, hội rước Ông lợn làng La Phù có 17 Ông lợn, đại diện cho 17 thôn xóm
Năm nay, hội rước "Ông Lợn" làng La Phù có 17 "Ông", đại diện cho 17 thôn xóm.
 những 'ông lợn' của các xóm được rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và 'ông lợn'. Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống.
Những "Ông Lợn" của các thôn xóm được rước về đình để chuẩn bị cho lễ tế. Mỗi đoàn rước sẽ gồm 3 kiệu chính: bàn lộc, mâm xôi và "Ông Lợn". Trước mỗi đoàn là một phường kèn trống, rước múa lân.
Lễ rước 'Ông lợn' được thực hiện quanh làng, kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Lễ rước "Ông Lợn" được thực hiện quanh làng, kéo dài hàng tiếng đồng hồ.
Đúng 21h, các 'Ông lợn' được đưa vào trong sân Đình để thực hiện lễ tế.
Đúng 21g, các "Ông Lợn" được đưa vào trong sân Đình để thực hiện lễ tế.
Lễ tế được thực hiện từ 21h cho tới 1-2h sáng ngày hôm sau. Sau khi hoàn thành lễ tế, các 'Ông lợn' được rước về các thôn xóm để chia lộc cho tất cả người dân trong thôn xóm.
Lễ tế được thực hiện từ 21g cho tới 1-2g sáng ngày hôm sau. Sau khi hoàn thành lễ tế, các "Ông Lợn" được rước về các thôn xóm để chia lộc cho tất cả người dân trong thôn xóm.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI