Độc đáo lễ hội quảng diễn "bắt cá trên bờ" ở làng Thai Dương

02/02/2023 - 10:38

PNO - Theo truyền thống, cứ 3 năm một lần, lễ hội cầu ngư làng Thai Dương (TP Huế) được tổ chức thu hút rất đông người dân và du khách đến xem.

 

Mở đầu phần hội, một cụ cao niên làng Thai Dương được dân làng cử đánh các hồi trống báo hiệu phần hội chính thức bắt đầu
Mở đầu phần hội, một cụ cao niên làng Thai Dương được dân làng tiến cử đánh các hồi trống khai mạc lễ hội.
Sáng 2/2 (12 tháng Giêng) tại khu vực trước sân đình làngThai Dương phường Thuận An, TP Huế diễn ra lễ hội cầu ngư sôi nổi với nhiều hoạt cảnh quảng diễn bắt cá trên cạn thu hút hàng nghìn du khách đến xem
Đúng 6 giờ sáng ngày 2/2, (nhằm ngày 12 tháng Giêng) tại khu vực trước sân đình làng Thai Dương (phường Thuận An, TP Huế) những hoạt cảnh quảng diễn bắt cá trên cạn chính thức bắt đầu.
Sau nghi lễ tế tự tại đình làng theo nghi thức truyền thống, phần hội được tổ chức trước sân đình mở đầu là cảng làm trò của vợ chồng ngư dân làng Thai Dương
Sau nghi lễ tế tự tại đình làng Thai Dương theo nghi thức truyền thống, phần hội với hoạt cảnh làm trò đánh bắt cá hết sức tươi vui trong ngày đầu năm mới của đôi vợ chồng ngư dân làng Thai Dương.
Đặc biệt ở phần hội phần hội là phần được đông đảo người dân chờ đón với nhiều màn biểu diễn diễn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, diễn tả những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước, cùng hội đua trên phá Tam Giang.
Đặc biệt phần hội luôn được đông đảo người dân chờ đón với nhiều màn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, diễn tả những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước, cùng hội đua ghe trên phá Tam Giang.
Có từ hàng trăm năm trước, Lễ hội Cầu Ngư làng Thai Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là Lễ hội Cầu Ngư quy mô, độc đáo, hấp dẫn nhất và cộng đồng nhất của tỉnh Thừa Thiên -  Huế.
Có từ hàng trăm năm trước, lễ hội cầu ngư làng Thai Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là lễ hội cầu ngư quy mô, độc đáo, hấp dẫn nhất và cộng đồng nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong vai là các chú cá các em học sinh trường Tiểu học Thuận An rất thích thú khi tham gia lễ hội 3 năm chỉ có một lần trên quê hương mình
Trong vai là các chú cá đang đi tìm mồi, các em học sinh Trường Tiểu học Thuận An rất thích thú khi cùng tham gia lễ hội cầu ngư 3 năm chỉ có một lần trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trước đây hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ đều cùng một làng Thai Dương Thượng Hạ. Đến sau trận lũ lớn năm 1897, một cửa biển mới đã mở ra giữa làng Thai Dương Thượng Hạ mà người dân gọi là cửa Sứt, thay thế cho cửa biển ở Hòa Dân bị bồi lắp. Từ đó làng Thai Dương Thượng Hạ đã bị chia cắt thành hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ như ngày nay.
Trước đây hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ (xã Hải Dương) đều cùng một làng Thai Dương Thượng Hạ. Đến sau trận lũ lớn năm 1897, một cửa biển mới đã mở ra giữa làng Thai Dương Thượng Hạ mà người dân gọi là cửa Sứt, thay thế cho cửa biển ở Hòa Dân bị bồi lấp. Từ đó làng Thai Dương Thượng Hạ đã bị chia cắt thành hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ như ngày nay.
Thành hoàng của hai làng Thai Dương Hạ và Thai Dương là Ông Trương Quý Công (húy là Trương Thiều), một người có công khai khẩn và truyền nghề cho người dân đánh bắt trên đầm, phá và cả ngoài biển khơi. Buổi chiều trước ngày diễn ra nghi lễ chính, người dân tổ chức cung nghinh Thành hoàng làng từ các am, miếu về đình.
Thành hoàng của hai làng Thai Dương Hạ và Thai Dương là Ông Trương Quý Công (húy là Trương Thiều), một người có công khai khẩn và truyền nghề cho người dân đánh bắt trên đầm, phá và cả ngoài biển khơi.
Đây là một lễ hội có từ hơn 500 năm với mục đích tưởng nhớ vị Thành hoàng cùng các tiên nhân lập làng. Cầu cho mưa thuận gió hòa và các trai bạn, ngư dân của làng ra khơi gặp nhiều may mắn.
Đây là một lễ hội có từ hơn 500 năm với mục đích tưởng nhớ vị Thành hoàng cùng các tiên nhân lập làng, cầu cho mưa thuận gió hòa và các trai bạn, ngư dân của làng ra khơi gặp nhiều may mắn.
Điểm sáng của lễ hội Cầu Ngư là tuy diễn ra từ lúc trời còn tối mịt đến lúc hửng sáng nhưng vẫn thu hút khá đông dân địa phương và du khách tham gia. Mọi người đều hân hoan trong niềm vui tái hiện cảnh chài lưới, mua bán tấp nập. Những diễn biến trong lễ hội cũng nhằm diễn tả những nỗ lực của cha ông trải qua bao đời để giáo dục và làm hành trang cho thế hệ trẻ tiếp nối.
Điểm sáng của lễ hội cầu ngư là tuy diễn ra từ lúc trời còn tối mịt đến lúc hửng sáng nhưng vẫn thu hút khá đông dân địa phương và du khách tham gia. Mọi người đều hân hoan trong niềm vui tái hiện cảnh chài lưới, mua bán tấp nập. Những diễn biến trong lễ hội cũng nhằm diễn tả những nỗ lực của cha ông trải qua bao đời để giáo dục và làm hành trang cho thế hệ trẻ tiếp nối.
Lưới trên thuyền được bủa vây lấy đám trẻ thành vòng tròn, càng lúc càng thu hẹp. Đàn cá thì tìm cách thoát ra khỏi lưới trong khi đám ngư phủ người thì “hụ”, người thì “ngoắc” cố giữ không cho đàn cá thoát ra ngoài.
Hoạt cảnh lưới trên thuyền bủa vây lấy đám trẻ thành vòng tròn, càng lúc càng thu hẹp. Đàn cá thì tìm cách thoát ra khỏi lưới trong khi đám ngư phủ người thì “hụ”, người thì “ngoắc” cố giữ không cho đàn cá thoát ra ngoài.
Khi vòng tròn được thu nhỏ lại, một ngư phủ trên ghe nhảy xuống bắt lấy “con cá” to nhất đem vào đình để cúng tượng trưng cho vị Thành hoàng. Cùng lúc này trên mặt đầm phá, các ngư dân chèo ghe thuyền biểu diễn các trò kéo rớ, bủa lưới, xúc khuyết, câu mực.
Khi vòng tròn được thu nhỏ lại, một ngư phủ trên ghe nhảy xuống bắt lấy “con cá” to nhất đem vào đình để cúng tượng trưng cho vị Thành hoàng. Cùng lúc này trên mặt đầm phá, các ngư dân chèo ghe thuyền biểu diễn các trò kéo rớ, bủa lưới, xúc khuyết, câu mực.
Tiếp đến, một số “cá” được gánh trong trạc đưa ra bờ biển để rửa nước muối, một số khác được gánh ra chợ bán. Các bà buôn “cá” đến trả giá, mặc cả ồn ào như buổi bán cá thực sự. Đó là nghi thức làm trò ruỗi bộ (bán cá trên đường). Các chủ thuyền bán “cá” xong kéo nhau vào một địa điểm (có thể là sân chùa hoặc miếu thờ cạnh đình) để chia tiền kết thúc phần hội trên cạn
Tiếp đến, một số “cá” được gánh trong trạc đưa ra bờ biển để rửa nước muối, một số khác được gánh ra chợ bán. Các bà buôn “cá” đến trả giá, mặc cả ồn ào như buổi bán cá thực sự. Đó là nghi thức làm trò ruỗi bộ (bán cá trên đường). Các chủ thuyền bán “cá” xong kéo nhau vào một địa điểm (có thể là sân chùa hoặc miếu thờ cạnh đình) để chia tiền kết thúc phần hội trên cạn.

Tiếp theo là những trò diễn dưới nước cùng hội đua ghe truyền thống và đoàn tàu xuất quân đánh bắt vụ nam, vụ cá đầu năm của ngư dân vùng biển. Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãn ước vọng no ấm của cư dân.

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=