PNO - Hàng trăm người dân háo hức đổ về Khu du lịch sinh thái Trà Lộc (Quảng Trị) tham gia Lễ hội “Phá trằm” bắt cá mỗi năm chỉ có một lần.
Sáng 13/9, sau tiếng kẻng của người quản lý Trằm Trà Lộc (thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), hàng trăm người dân Trà Lộc và các xã lân cận mang theo oi đựng cá cùng đủ thứ “đồ nghề” như: chơm, rớ, vợt, rổ, rá… chờ trưởng làng Trà Lộc phát lệnh khai hội phá trằm lội bùn bắt cá. Lễ hội kéo dài suốt ngày giúp bà con có thời khắc đáng nhớ trong những ngày nông nhàn. |
Mỗi người dân làng Trà Lộc đều mang theo bên mình một vật dụng dùng để bắt cá khi tham gia Lễ hội “Phá trằm”. |
Lễ hội "Phá trằm" được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch vụ lúa Hè -Thu. |
Nội quy chỉ cho phép bắt cá bằng nơm, lưới hoặc vợt và bắt cá lớn; cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác. |
Trằm theo cách gọi của người dân địa phương là bàu nước, còn có tên là bàu Giàng. Trằm tọa lạc giữa một vùng tiếp giáp đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng. Đây là nơi hội tụ các mạch luồng, mạch nước từ trong các cồn cát dẫn về theo vô số các lạch nhỏ mang theo nhiều cá, đặc biệt là cá lóc, rô, diếc… |
Lễ hội không chỉ có ý nghĩa với người dân sau vụ thu hoạch mùa màng, mà còn thể hiện sự đoàn kết, sẻ chia nguồn lợi chung của người dân trong làng khi cùng nhau bắt cá. |
Theo ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng ban quản lý Khu sinh thái Trằm Trà Lộc: “Lễ hội “Phá trằm” có từ hơn 300 năm trước, thường tổ chức sau khi vụ lúa Hè - Thu kết thúc. |
Trước đây, lễ hội chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, chủ yếu là ngày hội để con em trong làng có dịp tề tựu, đoàn viên. Ngày nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn và gắn với việc phát triển du lịch của địa phương”. |
Trằm Trà Lộc là một đầm nước rộng khoảng 10ha, nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trà Lộc (xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng). Việc dầm mình dưới hồ bắt cá mang lại niềm vui nho nhỏ cho người nông dân vùng này trước khi bắt đầu mùa vụ mới. Ban đầu lễ hội chỉ có đàn ông tham gia, sau này cả phụ nữ trong làng cũng hăng hái mang nơm, lưới xuống trằm. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Âm nhạc là lĩnh vực có nhiều triển vọng đóng góp lớn cho kinh tế thời gian tới khi có lượng công chúng đông đảo, ..
Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM (HBSO) giới thiệu chương trình "Christmas concert 2024" tại nhà hát TPHCM (quận 1) trong 2 đêm 21 và 22/12.
Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”.
Không có nhiều “hiện tượng xuất bản” được nhìn thấy trong năm qua.
Hơn 4 thập niên đã trôi qua kể từ khi Ô Sin ra mắt khán giả Nhật Bản nhưng sức hút của bộ phim dường như chưa bao giờ phai nhạt.
Chiều 16/12, tại Hà Nội, VTV tổ chức buổi họp báo giới thiệu các chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau quá trình bầu chọn từ 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, danh sách 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đã được công bố.
Không có nhà chức năng để trưng bày, bảo quản nên nhiều bảo vật của vùng đất Hà Tĩnh đang phải để tạm bợ trong nhà xe, phòng ngủ…
Thủ Đức là thành phố nằm ở phía đông TPHCM, là “thành phố trong thành phố” đầu tiên và duy nhất cho đến nay của cả nước.
Khi những trang cuối cùng của tiểu thuyết Dự án cháy chợ khép lại, tôi tự hỏi tại sao mình không biết đến quyển sách này sớm hơn.
Vàng Thị Dế tự hào là cô gái đầu tiên của xã Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được đi học đại học
Hội Âm nhạc TPHCM và các đối tác lần đầu tổ chức Liên hoan Sáo, Kèn điện tử 2024.
Triển lãm mỹ thuật “Nghệ thuật đảo ngược V.UPSIDEDOWNISM 2024” của họa sĩ Đại Giang và họa sĩ Tuấn Định.
Trung tâm Thông tin Triển lãm TPHCM tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Khoảnh khắc cuộc sống".
Dường như đêm không ngủ. Trong u tối thăm thẳm, bầy côn trùng trò chuyện với nhau. Đêm dịu ngọt, mát lành như vốc nước mưa.
Huyện Củ Chi ra mắt không gian trải nghiệm sân khấu lịch sử truyền thống “Đất thép” - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân.
Nhìn lại những đổi thay của Sài Gòn - TPHCM, bạn thấy thú vị nhất là công trình nào? Với tôi, đó là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Thay đổi cách nghĩ văn hóa chỉ có tiêu tiền, phát triển công nghệ số, xây dựng nguồn nhân lực và không gian sáng tạo...