Độc đáo hội thi đánh trống tế ở xứ Nghệ

11/02/2025 - 15:34

PNO - Cuộc thi đánh trống tế được tổ chức vào dịp đầu xuân ở vùng quê lúa Nghệ An thu hút rất đông khán theo dõi và cổ vũ.

Clip: Hội thi đánh trống tế ở lễ hội đền Cả
Hội thi đánh trống tế ở Lễ hội đền Cả năm 2025 (thị trấn Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được tổ chức sáng 11/2, thu hút 6 đội thi đến từ 6 xã ở huyện Yên Thành so tài.
Hội thi đánh trống tế ở lễ hội đền Cả năm 2025 (thị trấn Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) được tổ chức sáng 11/2, thu hút 6 đội thi đến từ 6 xã ở huyện Yên Thành.
Trống tế còn được gọi là trống họ là một hoạt động văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa ở huyện Yên Thành, thường được tổ chức vào dịp lễ hội đầu xuân luôn thu hút rất đông khán theo dõi vã cổ vũ. Hội thi thường quy tụ các đội trống của các xã hoặc các dòng họ.
Trống tế (còn được gọi là trống họ) là một hoạt động văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa ở huyện Yên Thành, thường được tổ chức vào dịp lễ hội đầu xuân luôn thu hút rất đông người theo dõi và cổ vũ. Hội thi thường quy tụ các đội trống của các xã hoặc các dòng họ.
Ông Phan Duẩn Lợi - Trưởng ban tổ chức hội thi cho biết, đánh trống tế là một nét văn hóa đặc sắc đã có từ lâu đời của người dân huyện Yên Thành. Trong các dịp lễ, tết, giỗ tổ hoặc việc quan trọng, các dòng họ đều có nghi thức đánh trống tế.
Ông Phan Duẩn Lợi - Trưởng ban tổ chức hội thi - cho biết, đánh trống tế là nét văn hóa đặc sắc đã có từ lâu đời của người dân huyện Yên Thành. Trong các dịp lễ, tết, giỗ tổ hoặc việc quan trọng, các dòng họ đều có nghi thức đánh trống tế.
“Cuộc thi được tổ chức với mục đích để các đội có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệp của nhau. Từ đó lan truyền và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” - ông Lợi nói.
“Cuộc thi được tổ chức để các đội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về nghệ thuật đánh trống tế, lễ truyền thống của làng. Từ đó lan truyền và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” - ông Lợi nói.

Mỗi đội trống có từ 7 - 20 người, mỗi người phụ trách một nhạc cụ từ trống lớn, chiêng, trống nhỏ, nao… “Các thành viên trong đội không bị giới hạn độ tuổi. Nhiều em nhỏ mới 7, 8 tuổi cũng đã mạnh dạn tham gia vào đội trống rồi” - ông Lợi nói.
Mỗi đội trống có từ 7 - 20 người, mỗi người phụ trách một nhạc cụ từ trống lớn, chiêng, trống nhỏ, nao… “Các thành viên không giới hạn độ tuổi. Nhiều em nhỏ 7, 8 tuổi đã tham gia đội trống rồi” - ông Lợi nói.
Ngoài ra, nhiều đội thi còn bổ sung thêm nhiều loại nhạc cụ khác để làm sinh động thêm.
Nhiều đội thi còn bổ sung thêm nhiều loại nhạc cụ khác.
Trống đánh đều theo đúng quy luật và phách, nhịp gồm 3 hồi, trong hồi có nhịp, trong nhịp có biến tấu, tất cả các âm thanh tạo thành một bản nhạc rộn ràng, làm hứng khởi người nghe.
Trống đánh đều theo đúng quy luật và phách, nhịp gồm 3 hồi, trong hồi có nhịp, trong nhịp có biến tấu, tất cả các âm thanh tạo thành một bản nhạc rộn ràng, làm hứng khởi người nghe.
Người đánh trống lớn được xem là nhạc trưởng của đội. Ngoài sức khỏe dẻo dai, nhạc trưởng cần phải nắm được quy luật của trống tế để tạo ra các hồi, trong hồi có nhịp, trong nhịp có biến tấu, buộc người phụ trách trống con và các loại nhạc cụ khác theo.
Người đánh trống lớn được xem là nhạc trưởng của đội. Ngoài sức khỏe dẻo dai, nhạc trưởng cần phải nắm được quy luật của trống tế để tạo ra các hồi, trong hồi có nhịp, trong nhịp có biến tấu, buộc người phụ trách trống con và các loại nhạc cụ khác theo.
Phụ trách đánh trống con trong đội, em Hoàng Đình Đức (9 tuổi, trú xã Long Thành, huyện Yên Thành) cho biết, thường xuyên nghe người thân trong dòng họ đánh trống tế trong các dịp lễ của dòng họ nên đã biết đánh từ năm 4 tuổi. “Nghe nhiều nên cháu quen rồi đam mê luôn. Mấy năm nay nhà thờ họ có lễ lớn cháu cũng tham gia đánh” - bà Vũ Thị Hiệp (67 tuổi, mẹ của Đức) nói.
Phụ trách đánh trống con trong đội, em Hoàng Đình Đức (9 tuổi, trú xã Long Thành, huyện Yên Thành) cho biết, thường xuyên nghe người thân trong dòng họ đánh trống tế trong các dịp lễ của dòng họ nên đã biết đánh từ năm 4 tuổi. “Nghe nhiều nên cháu quen rồi đam mê luôn. Mấy năm nay nhà thờ họ có lễ lớn cháu cũng tham gia đánh” - bà Vũ Thị Hiệp (67 tuổi, mẹ của Đức) nói.
Thời tiết oi bức, song nhiều người dân vẫn háo hức đứng xem các đội trống so tài với nhau.
Thời tiết oi bức, song nhiều người dân vẫn háo hức đứng xem các đội trống so tài.
Đền Cả được khởi dựng từ đời Lý và được trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Lễ hội đền Cả năm 2025 được tổ chức vào ngày 6-13/2 với nhiều hoạt động bao gồm phần lễ và phần hội. Ở phần hội, ngoài hội thi đánh trống tế còn các giải bóng chuyền nữ, cờ cờ tướng, cờ thẻ… cũng thu hút nhiều người dân tới xem và cổ vũ.
Đền Cả được khởi dựng từ đời Lý và được trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Lễ hội đền Cả năm 2025 được tổ chức vào ngày 6-13/2 với nhiều hoạt động gồm phần lễ và phần hội. Ở phần hội, ngoài hội thi đánh trống tế còn có giải bóng chuyền nữ, cờ tướng, cờ thẻ… cũng thu hút nhiều người dân tới xem và cổ vũ.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI