Độc đáo điệu múa 'Con đĩ đánh bồng' của làng Triều Khúc

30/01/2023 - 17:34

 

Hội làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội xuân mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam. Trong đó, phần tâm điểm được nhiều người chờ đợi là điệu múa 'con đĩ đánh bồng'.
Ngày 30/1/2023 (mùng Chín tháng Giêng), Hội làng Triều Khúc (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) được tổ chức. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Đây là một trong những lễ hội xuân mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam. Trong đó, phần tâm điểm được nhiều người chờ đợi là điệu múa Con đĩ đánh bồng.
điệu múa cổ do trai làng đóng giả làm con gái, má phấn, môi son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, duyên dáng.
Đây là điệu múa cổ, trong đó trai làng đóng giả làm con gái, má phấn, môi son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, duyên dáng
Đây cũng là điều đặc biệt của điệu múa khi đội múa hoàn toàn là các chàng trai tô son đánh phấn đóng giả con gái múa điệu lẳng lơ, duyên dáng.
Đội múa là các chàng trai tô son đánh phấn đóng giả con gái múa điệu lẳng lơ, vừa nhảy vừa trêu ghẹo người làng
Theo Nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng (Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội), Con gái bao giờ cũng múa tốt hơn đàn ông, nhìn họ múa rất dẻo, rất lẳng lơ, tuy nhiên do quan niệm coi khinh phụ nữ ngày xưa nên phụ nữ không đuợc vào nơi thờ cúng thần linh mà chỉ được phép đứng ngoài. Do vậy, phải để nam đóng giả nữ
Theo nghệ nhân Triệu Đình Hồng (Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội), do quan niệm coi khinh phụ nữ ngày xưa nên phụ nữ không đuợc vào nơi thờ cúng thần linh mà chỉ được phép đứng ngoài. Do vậy, phải để nam đóng giả nữ trong điệu múa này.

 

Theo đó, đội nhảy gồm những người nam được tuyển chọn kĩ càng.Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.
Theo đó, đội nhảy gồm những người nam được tuyển chọn kĩ càng. Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.
Các con đĩ đánh bồng mặt hoa da phấn, vận áo tứ thân, váy đụp, khăn mỏ quạ, đeo trống cơm được sơn màu đỏ trước ngực, cài bông tai, đeo vòng, say sưa với những động tác mềm mại, linh hoạt theo nhịp trống hội.
Các "con đĩ đánh bồng" mặt hoa da phấn, vận áo tứ thân, váy đụp, khăn mỏ quạ, đeo trống cơm được sơn màu đỏ trước ngực, cài bông tai, đeo vòng, say sưa với những động tác mềm mại, linh hoạt theo nhịp trống hội
Trong ngày hội, các con đĩ đánh bồng đi cùng đoàn rước từ các làng hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn con đĩ đánh bồng thì cợt nhả, đôi lúc gây trò “chọc ghẹo” mọi người.
Trong ngày hội, các "con đĩ đánh bồng" đi cùng đoàn rước hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn "con đĩ" thì cợt nhả, đôi lúc gây trò chọc ghẹo mọi người.
Theo dân gian truyền miệng, các quan võ và binh lính ra trận đánh giặc đã sáng tạo ra điệu múa này để khích lệ tinh thần binh sĩ, giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà và có thêm ý chí giết giặc.
Theo dân gian truyền miệng, các quan võ và binh lính ra trận đánh giặc đã sáng tạo ra điệu múa này để khích lệ tinh thần binh sĩ, giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà và có thêm ý chí giết giặc.
Do doanh trại toàn đàn ông, không có phụ nữ, nên những chàng trai trắng trẻo vận quần áo phụ nữ, giả gái diễn trò mua vui cho anh em. Họ sáng tạo ra những điệu múa dựa trên những hoạt động thường ngày, dựa trên cuộc sống lao động của thôn quê, như nhịp cấy lúa, nhịp tát nước, nhịp các trò chơi...
Do doanh trại toàn đàn ông, không có phụ nữ nên những chàng trai trắng trẻo vận quần áo phụ nữ, giả gái diễn trò mua vui cho anh em.
Họ sáng tạo ra những điệu múa dựa trên những hoạt động thường ngày, dựa trên cuộc sống lao động của thôn quê, như nhịp cấy lúa, nhịp tát nước, nhịp các trò chơi...
Họ sáng tạo ra những điệu múa dựa trên cuộc sống lao động của thôn quê, như nhịp cấy lúa, nhịp tát nước, nhịp các trò chơi...
Sau, điệu múa này được đưa vào trong cung đình nhân dịp mừng thắng trận, đưa vào tế lễ trong các đình, đền. Ngày xưa, quan niệm phụ nữ không được bước vào chốn đình chung nên chỉ tuyển chọn nam nhân múa điệu này. Các trai làng hóa thân thành gái thể hiện thành công sự lẳng lơ, đưa tình gây tiếng cười thoải mái cho khách trẩy hội.
Sau, điệu múa này được đưa vào trong cung đình nhân dịp mừng thắng trận và đưa vào tế lễ trong các đình, đền. 
Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì lại thành kính, tự hào tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng…
Hàng năm, cứ từ mùng Chín đến 12 tháng Giêng, người dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì lại thành kính, tự hào tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng… Điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại xuất hiện và mang lại tiếng cười cho người dân
Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến. lễ hội truyền thống làng Triều Khúc được Bộ VHTT&DL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến. Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bảo Khang

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=