Độc đáo “Bảo tàng đá” ở Đắk Lắk

14/02/2023 - 08:38

PNO - Sở hữu “bảo tàng đá” với hơn 20.000 mẫu hóa thạch cổ, ông Hoàng Thành chưa một lần nghĩ đến chuyện kiếm tiền từ “kho báu”.

 

 Bộ sưu tập hóa thạch cổ sinh của ông gồm hàng nghìn hiện vật có niên đại từ kỷ Jura - thời kỳ mà loài khủng long còn sống trên trái đất cách nay hơn 170 triệu năm,
Bộ sưu tập hóa thạch cổ sinh của Hoàng Thành (sinh năm 1961, trú tại số 599 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột) gồm hàng ngàn hiện vật có niên đại từ kỷ Jura - thời kỳ mà loài khủng long còn sống trên trái đất cách nay hơn 170 triệu năm.
Bộ hóa thạch cổ của ông Thành được phân thành 5 nhóm gồm: Bộ cúc đá (vỏ sò hóa thạch); hóa thạch thuộc lớp hai mảnh vỏ (chân rìu); hóa thạch chân bụng; hóa thạch ngành thực vật hạt trần và hóa thạch thực vật thân gỗ.
Bộ hóa thạch cổ được phân thành 5 nhóm gồm: Bộ cúc đá (vỏ sò hóa thạch); hóa thạch thuộc lớp hai mảnh vỏ (chân rìu); hóa thạch chân bụng; hóa thạch ngành thực vật hạt trần và hóa thạch thực vật thân gỗ.
Bộ cúc đá (vỏ sò hóa thạch) gồm nhiều loài khác nhau như: Cúc không gốc, cúc gốc, cúc sừng, sừng lá, sừng cuộn...
Bộ cúc đá (vỏ sò hóa thạch) gồm nhiều loài khác nhau như: Cúc không gốc, cúc gốc, cúc sừng, sừng lá, sừng cuộn...
Hàng ngàn mẫu hóa cổ tại “bảo tàng đá” của ông Thành có giá trị to lớn về địa chất và cổ sinh địa tầng của mảnh đất Tây Nguyên.
Hàng ngàn mẫu hóa cổ tại “bảo tàng đá” của ông Thành có giá trị to lớn về địa chất và cổ sinh địa tầng của mảnh đất Tây Nguyên.
Những mẫu hóa thạch cổ được ông Thành sắp xếp tỉ mỉ, chi tiết và bảo quản vô cùng chu đáo.
Những mẫu hóa thạch cổ được ông Thành phân loại, sắp xếp tỉ mỉ, chi tiết nhưng không kém phần sinh động và bảo quản vô cùng chu đáo.
Cùng với những hiện vật hóa thạch cổ sinh, chủ nhân của “bảo tàng đá” còn tìm kiếm, tập hợp rất nhiều tư liệu khoa học từ các chuyên gia cổ sinh trong nước và quốc tế để minh họa cho “5 kỳ đại tuyệt chủng” đã từng xảy ra trên trái đất suốt 4 tỷ năm lịch sử.
Cùng với những hiện vật hóa thạch cổ sinh, chủ nhân của “bảo tàng đá” còn tìm kiếm, tập hợp rất nhiều tư liệu khoa học từ các chuyên gia cổ sinh trong nước và quốc tế để minh họa cho “5 kỳ đại tuyệt chủng” đã từng xảy ra trên trái đất suốt 4 tỉ năm lịch sử.
Để có được hàng chục nghìn hòn đá có hình thù kỳ lạ ấy, ông Thành đã dành cả cuộc đời rong ruổi khắp nơi trên dải đất Tây Nguyên để tìm kiếm, nhặt nhạnh, sưu tầm.
Để có được hàng chục ngàn hòn đá có hình thù kỳ lạ ấy, ông Thành đã dành cả cuộc đời rong ruổi khắp nơi trên dải đất Tây Nguyên để tìm kiếm, nhặt nhạnh, sưu tầm.

 

Qua nghiên cứu và được sự chia sẻ của các nhà nghiên cứu, chuyên môn, ông Thành biết được từng mẫu hóa thạch là một động vật biển sau khi chết, chìm sâu dưới đáy biển thì được bao bọc bởi các trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để trở thành đá.
Qua nghiên cứu và được sự chia sẻ của các nhà chuyên môn, ông Thành biết được từng mẫu hóa thạch là một động vật biển sau khi chết, chìm sâu dưới đáy biển thì được bao bọc bởi các trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để trở thành đá.
Tại “bảo tàng đá” của ông Thành, nhiều người ông khỏi ngạc nhiên khi được tận mắt thấy cây thông thủy tùng hóa thạch với chiều dài 30m, đường kính thân cây từ 70-80cm. Ông Thành cho hay, đây là mẫu hóa thạch ông mất nhiều thời gian, công sức nhất để sưu tầm tại một vùng đất Tây Nguyên và đưa về giữ gìn trong khuôn viên của gia đình.
Tại “bảo tàng đá” của ông Thành, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt thấy cây thủy tùng hóa thạch với chiều dài 30m, đường kính thân cây từ 70-80cm. Ông Thành cho hay, đây là mẫu hóa thạch ông mất nhiều thời gian (4 năm), công sức nhất để sưu tầm tại một vùng đất Tây Nguyên và đưa về giữ gìn, bảo vệ.
Phần gốc của cây thủy tùng hóa thạch được ông chủ bảo tàng đá dựng cẩn thận
và đây là phần gốc của cây thủy tùng hóa thạch...
Một mẫu hóa thạch khác khiến du khách đến tham quan không khỏi thích thú đó là chuông đá dài 2,5m, đường kính 60cm, nặng khoảng 800kg mà ông Thành sưu tầm được vào năm 2006, tại một địa phương ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đây một hòn đá tự nhiên được cấu tạo từ thạch anh, mica, sa khoáng, granite, có cấu trúc dưới dạng các sợi khoáng vật và kết cấu dạng tổ ong. Mỗi khi dùng vật cứng va chạm vào thì những âm thanh trong trẻo từ cất lên từ hai đầu của hòn đá.
Một mẫu hóa thạch khác khiến du khách đến tham quan không khỏi thích thú đó là chuông đá dài 2,5m, đường kính 60cm, nặng khoảng 800kg được ông Thành sưu tầm vào năm 2006, tại một địa phương ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đây một hòn đá tự nhiên được cấu tạo từ thạch anh, mica, sa khoáng, granite, có cấu trúc dưới dạng các sợi khoáng vật và kết cấu dạng tổ ong. Mỗi khi dùng vật cứng va chạm vào thì những âm thanh trong trẻo từ cất lên từ 2 đầu của hòn đá.
Ngoài các hiện vật về hóa thạch cổ sinh, ông Thành còn “sắm” cho “bảo tàng” một ngôi nhà dài của người Ê Đê với đầy đủ “nội thất” như ghế dài, giường chủ nhà được làm bằng gỗ quý hiếm, cồng chiêng, ché xưa, thuyền độc mộc, đàn đá và rất nhiều nồi, chén, lư đồng cổ.
Ngoài các hiện vật về hóa thạch cổ sinh, ông Thành còn “sắm” cho “bảo tàng” một ngôi nhà dài của người Ê Đê với đầy đủ “nội thất” như ghế dài, giường chủ nhà được làm bằng gỗ quý hiếm, cồng chiêng, ché xưa, thuyền độc mộc, trống da trâu và rất nhiều nồi, chén, lư đồng cổ.
Nhiều năm nay, “bảo tàng đá” đã trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu của nhiều đoàn khách du lịch, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước.
Nhiều năm nay, “bảo tàng đá” đã trở thành điểm tham quan, học tập, nghiên cứu của nhiều đoàn khách du lịch, học sinh, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước.

Văn Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI