Doanh nhân Việt Nam: Vì hai chữ tận tâm

13/10/2014 - 11:10

PNO - PN - Doanh nhân Việt Nam đã có những giai đoạn đối mặt với khó khăn thử thách do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những bất ổn về kinh tế vĩ mô, những yếu kém nội tại của bản thân từng doanh nghiệp… Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam...

edf40wrjww2tblPage:Content

Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Cần có định hướng chiến lược

 Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty may Sài Gòn 3: Nhà nước nên hỗ trợ phát triển nguồn nguyên phụ liệu

Đối với ngành dệt may, khó khăn là chuyện muôn thuở nếu không khắc phục được tình trạng phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài chiếmDoanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tam tỷ lệ hơn 70%. Nhà nước cũng đã thấy rõ điều này, nhưng lại quá chậm trong việc triển khai đầu tư. Vì thế, mang tiếng là nước xuất khẩu dệt may thuộc hàng lớn trên thế giới, song ta chỉ làm cho các nước hưởng. Chưa kể, thời trang may mặc trong nước phải đối diện với những áp lực hàng giá rẻ của Trung Quốc. Sắp tới, nếu các hiệp định thương mại tự do được ký kết thì chúng ta bỏ lỡ thêm cơ hội hưởng lợi thế thuế 0%, vì lợi thế này chỉ dành cho các nước có sản xuất nguyên phụ liệu, còn nếu phải nhập, thuế suất tăng gấp đôi so với mức hiện nay (hiện 18%). Các doanh nghiệp (DN) trong nước chắc chắn sẽ khốn đốn nếu không có định hướng, giải pháp hỗ trợ cụ thể và nhanh chóng trong chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu.

Để các DN trong nước đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu, có nhiều vấn đề liên quan phải giải quyết như tiếp cận vốn vay, chính sách thuê đất đai, các ưu đãi trong lãi suất… Hoặc, chúng ta kêu gọi đầu tư nước ngoài tham gia, họ vừa có kỹ thuật, công nghệ, vốn…

Ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM: Tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp

Thực tế, còn quá nhiều bất cập và tùy tiện trong khâu tổ chức thực hiện dù đã có chủ trương, chính sách. Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tamChúng ta còn nặng dùng biện pháp hành chính, quan liêu, mệnh lệnh, thiếu tôn trọng quy luật kinh tế thị trường khi điều hành nền kinh tế. Thông thường, nếu cái gì Nhà nước quản không được thì cấm, gây khó khăn cho DN và người dân. Xin kiến nghị, Nhà nước cần có các chính sách xây dựng niềm tin chiến lược ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng, an toàn cho DN hoạt động. Với ngành dệt may, Nhà nước cần thể hiện vai trò trong định hướng chiến lược phát triển nguồn nguyên phụ liệu, theo đó rà soát kiểm tra nguồn đất cho nông nghiệp trồng cây bông theo giải pháp lâu dài, chính sách giảm thuế đất ổn định cho nông dân an tâm trồng trọt, hướng dẫn nông dân phát triển từng loại bông theo nhu cầu thực tế. Ngoài ra, cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp tập trung phải được ưu tiên hàng đầu. Nhà nước cũng phải định hướng cho các DN dệt may trong nước phối hợp với các DN đầu tư nước ngoài để tận dụng được nguồn lực công nghệ, vốn, kỹ thuật từ bên ngoài, đồng thời bản thân các DN trong nước phải chủ động được trong việc phát triển công nghệ quản trị, để đảm bảo các sản phẩm đầu tư được đúng hướng. Ngoài ra, các chính sách phải có tính xuyên suốt, giúp tạo ra động lực để khuyến khích được các DN trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng. Ví dụ, chính sách về thuế như thuế thu nhập DN rất quan trọng để các nhà đầu tư yên tâm rằng các cơ chế, chính sách này sẽ đảm bảo lợi nhuận và ổn định khi họ đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu.

Cần giảm chi phí

Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Thanh Bình (Đồng Nai): Bị nước ngoài cạnh tranh quá gắt

Từ hơn một năm nay, tôi đã phải tạm ngưng do không cạnh tranh nổi. Hầu hết các hộ nuôi gia cầm liên tục trong tình trạng lỗ nặng, giá thànhDoanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tam xấp xỉ 30.000đ/kg trong khi giá bán một thời gian dài chỉ 21.000 - 22.000đ/kg, người nuôi đổ nợ, phá sản. Ngành chăn nuôi trong nước quá phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khiến giá thành bị đẩy lên cao, trong khi nguồn thịt giá rẻ từ nhiều nước liên tục được nhập về. Những sản phẩm như đùi, cánh gà về tới Việt Nam dù chịu phí vận chuyển, thuế nhập khẩu tới 20%, chưa kể những chi phí khác nhưng giá bán vẫn chưa tới 1 USD/kg, bằng hai phần ba giá thành chăn nuôi trong nước thì DN Việt Nam không thể cạnh tranh nổi. Cần tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước, giảm thuế để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu… Bộ Tài chính cũng cần tăng mức thuế các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ như đùi, cánh gà từ 15% lên 40%...

PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đã kiến nghị bỏ thuế VAT nguyên liệu nhập khẩu

Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tamVới động thái chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang bắp, đậu nành… tại một số vùng nông nghiệp như Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, tới đây nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể được cải thiện. Nhiều giống vật nuôi (heo, gà) mới được Cục Chăn nuôi đưa về có thể giúp người nuôi trong nước tiếp cận được nguồn giống có năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, những khó khăn của ngành chăn nuôi hiện mới chỉ được giải quyết tạm thời. Trong cuộc họp gần đây của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đã kiến nghị với Chính phủ đề nghị bỏ thuế VAT đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Ngoài ra, tình trạng gia súc, gia cầm nhập lậu cũng được khống chế tại các cửa khẩu, tránh được sức ép về nguồn hàng giá rẻ, chất lượng không đảm bảo từ bên ngoài… Nếu thực hiện rốt ráo những kiến nghị trên, mới cải thiện được khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Đừng bị thủ tục “hành” 

 Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành: Thủ tục hành chính quá “chặt”

Các DN bất động sản hiện đang bị quản quá chặt bằng thủ tục hành chính, tuy nhiên hiệu quả lại không cao. Thực tế này khiến DN cảm thấyDoanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tam bị gây khó. Bên cạnh đó, tiền sử dụng đất quá cao hiện là vấn đề nan giải. Đặc biệt, từ đầu năm tới, khung giá đất sẽ tăng hơn gấp hai lần. Đây thực sự là lo lắng rất lớn của hầu hết các DN bất động sản. Trong bối cảnh thị trường còn ỳ ạch về sức mua, căn hộ tồn kho còn nhiều… mà Nhà nước lại tăng khung giá đất thì càng đẩy DN lún sâu vào khó khăn. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường và người mua nhà, nhưng đa số không đạt được hiệu quả như mong muốn. Điển hình là gói 30.000 tỷ. Đây là gói tín dụng rất tốt cho thị trường cũng như người mua nhà, song cách thực hiện lại sai lệch. Gần đây, thị trường căn hộ có sự khởi sắc, tuy nhiên lại không phải do tác động từ chính sách mà chính DN phải tự thân vận động.

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank: Doanh nghiệp cần tạo niềm tin cho ngân hàng

Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tamCác ngân hàng (NH) luôn muốn đẩy nguồn vốn ra thị trường. Với những DN còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, có thể do chưa đáp ứng được những tiêu chí mà NH đề ra. Các DN cần có các kế hoạch, phương án kinh doanh hiệu quả mới dễ tiếp cận vốn NH, cần chứng minh được các nguồn thu nhập để trả nợ NH. Nhiều DN có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng việc biến ý tưởng đó thành kế hoạch, dự án cụ thể lại rất hạn chế. Do đó, DN cần chủ động đổi mới hệ thống quản trị nội bộ, tăng cường công tác phân tích, lập kế hoạch chiến lược, tăng cường quản lý tài chính, chủ động tìm kiếm cơ hội, hiện thực hóa cơ hội, đồng thời củng cố các điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn. Khi DN minh bạch trong vấn đề tài chính thì NH cũng sẽ có động lực đầu tư lớn và lâu dài vào DN. Ngoài ra, các DN cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận các thông tin thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh cũng như hạn chế những rủi ro.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM: “Đủ điều kiện mà không được vay, cứ đến gặp tôi”

Quý IV hàng năm thường tăng rất nhanh, rất mạnh về nhu cầu vốn, bởi đây là giai đoạn quyết định cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tam Hiện NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đã chuẩn bị sẵn sàng khoảng 45.000 - 50.000 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vay vốn. Hết năm nay, chương trình kết nối NH và DN cố gắng đạt 30.000 tỷ đồng nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các NH cố gắng cho vay vốn trung và dài hạn ở nhiều ngành nghề. Bên cạnh đó, trong chương trình cho vay đối với những DN tham gia chương trình bình ổn Tết, NH đảm bảo giải ngân đúng tiến độ theo cam kết với tổng vốn là 8.300 tỷ đồng, tăng gấp bốn lần so với năm rồi. Ngoài việc cung ứng đủ vốn cho DN sản xuất kinh doanh dịp cuối năm, còn đảm bảo tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP.HCM đến hết năm 2014 đạt trên 12%.

Mạng lưới kết nối NH và DN hiện đã được phủ kín từ các hiệp hội ngành nghề, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… cho đến phòng kinh tế các quận, huyện. Do đó, DN không vay được vốn NH, theo tôi là thuộc dạng không đủ điều kiện để vay - không có phương án kinh doanh khả thi. DN đang lỗ mà không có phương án khả thi thì NH làm sao dám cho vay? Hệ thống NH đang mở rộng cho vay bằng hình thức tín chấp chứ không chỉ thế chấp tài sản. Tôi có thể khẳng định, không còn ngành nghề nào mà NH không với tay tới để cho vay cả. Do đó, xin mời bất cứ DN nào đến gặp tôi nếu có phương án kinh doanh khả thi.

Đối với cho vay bất động sản, trong đó gói 30.000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở thương mại và nhà ở xã hội, UBND TP.HCM đã chỉ đạo cho các phường, xã, phòng công chứng phải thực hiện đúng theo Thông tư liên tịch 01 nhằm đảm bảo thuận lợi cho người dân trong việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Việc này sẽ thúc đẩy việc vay vốn trong gói 30.000 tỷ nhanh hơn nữa trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Cần nêu đích danh ngân hàng khi không tiếp cận được vốn vay

Doanh nhan Viet Nam: Vi hai chu tan tamTừ năm 2013 đến nay, UBND TP.HCM đã và đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất kinh doanh, trong đó chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Tính đến thời điểm này, ngành NH TP.HCM đã đạt chỉ tiêu được giao là 20.000 tỷ đồng của năm 2014. UBND TP cũng đã đề nghị NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp TP, UBND các quận, huyện từ nay đến cuối năm tiếp tục triển khai chương trình kết nối NH - DN với mục tiêu đạt thấp nhất là 10.000 tỷ đồng, để có thể nâng tổng vốn dành cho chương trình năm 2014 đạt 30.000 tỷ đồng.

Có thể nói, chương trình kết nối NH - DN là một trong những giải pháp đạt hiệu quả nhất để hỗ trợ DN. Thông qua chương trình này, các DN vừa và nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn, còn các NH thì tìm được khách hàng. Mọi vướng mắc, thành phố cũng đã chỉ đạo giao về từng đầu mối tiếp nhận nhu cầu vay vốn trong hệ thống, cụ thể hệ thống quận huyện, Sở Công thương, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, Liên minh HTX, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu nông nghiệp kỹ thuật cao… DN cần xem mình nằm trong hệ thống nào để việc tiếp cận vốn nhanh và dễ dàng hơn. DN nếu gặp vấn đề nào bị làm khó từ NH có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng của NH Nhà nước để được hỗ trợ, nêu đích danh NH đã làm khó để giải quyết cụ thể, hạn chế tình trạng nói chung chung, lãnh đạo thành phố rất khó tháo gỡ. Mặt khác, DN cũng cần nâng cao năng lực, trách nhiệm với cộng đồng, từ đó mới xây dựng được uy tín thương hiệu, xây dựng lòng tin với người tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa của DN mới phát triển bền vững.

BAN THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI