Doanh nhân Lương Trọng Khoa: 'Tôi làm rau củ quả sạch cho nhiều người, không phải cho tôi'

20/02/2018 - 12:00

PNO - Với phương châm "bán giá cao để làm tốt sản phẩm cho khách hàng", ông Lương Trọng Khoa - người sở hữu 20 ha diện tích trồng rau đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cung ứng rau sạch bằng giọng điệu thật hào hứng...

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Khởi nghiệp cách đây hơn 2 năm với mô hình trồng rau sạch đầu tiên cho khách tự do tham quan và ăn tại vườn, ông Lương Trọng Khoa - người sở hữu trang trại rau hơn 20ha tại Đà Lạt và Củ Chi đến thời điểm hiện tại vẫn không khỏi hào hứng khi nói về rau sạch, cách làm ra rau sạch và luôn tự hào về những giá trị, tâm huyết được ông đặt vào từng cây rau mình tạo ra.
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Ông Khoa cho biết, trước đây ông học chuyên về lĩnh vực tài chính nhưng bản thân lúc nào cũng canh canh bên lòng câu chuyện nhức nhối về vấn đề thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, việc quy hoạch không đồng bộ khiến nhiều nông dân luôn chịu thiệt càng thôi thúc ông sau khi vận hành ổn định công ty chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ cho các công trình cấp nước đã bắt tay vào thực hiện dự án rau sạch.
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Năm 2015, sau khi lập nhà xưởng cơ khí chế đạo cho công ty công nghệ xử lý nước tại Củ Chi, phía mảnh đất ông đầu tư dư ra một khoảng đất rộng khoảng 20.000 m2, ông quyết định đầu tư mô hình trồng rau sạch hữu cơ, ban đầu chỉ để cung ứng cho người quen, bạn bè.
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Nhưng khi bắt đầu vào làm, ông Khoa nhìn thấy được nhiều cơ hội và thách thức từ mô hình này, từ đó quyết tâm đầu tư nhà xưởng sơ chế đóng gói chuyên nghiệp, đầu tư trang trại đạt chuẩn Global GAP tại Đà Lạt và Củ Chi. Rau củ sau khi được thu hoạch sẽ chuyển về nhà máy sơ chế tại Củ Chi trước khi đến tay người tiêu dùng trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch.
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Ông Khoa cho biết, quá trình gieo trồng, thu hoạch tại các trang trại Veeteq Farm, phương pháp gieo trồng trên giá thể và thuỷ canh, kiểm soát dinh dưỡng, phương án phòng ngừa cách ly mầm bệnh, khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc… đều theo quy trình chặt chẽ.

Sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ qua dây chuyền sơ chế bằng cách cắt tỉa, chọn lọc rau trước khi đưa vào dây truyền sục ozone để đảm bảo an toàn.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
 

Hiện khu vực 20 ha trồng rau tại Đà Lạt và Củ Chi đều lắp đặt hệ thống camera giám sát cho người tiêu dùng giám sát được quy trình từ trang trại, nhà máy và cửa hàng nhằm đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của ông không đủ cung cấp số lượng lớn và đa dạng các mặt hàng nên ông thường liên kết các nhà vườn, công ty khởi nghiệp nông nghiệp, với hình thức trả tiền trước để họ trồng loại rau mà đối tượng khách hàng ông đang có nhu cầu. 

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Được biết, hiện tại ông Khoa đã cung ứng ra thị trường khoảng 10 tấn rau củ các loại loại như: cải bẹ xanh, bẹ dúng, tía tô, cải thìa, cải sậy,… Khách hàng của ông là các nhà hàng, bếp ăn của doanh nghiệp và trường học,...
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Về giá cả, đi đôi với công nghệ và chất lượng nên giá thành các loại rau của trang trại ông Khoa cung ứng luôn cao hơn giá thành rau củ được trồng bằng phương pháp truyền thống bán tại chợ.

“Tôi bán rau củ với giá cao để làm sản phẩm tốt nhất cho khách hàng”, ông Khoa khẳng định.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
Để khách hàng tin tưởng vào sự chọn lựa của mình, ông Khoa thường tổ chức cho đối tác các chuyến farm trip để xem trực tiếp cách ông làm rồi sau đó mới báo giá. Nhiều khách hàng liên hệ chỉ xin báo giá, ông thậm chí còn thẳng thừng từ chối vì bản thân ông muốn những đối tác phải cảm nhận được giá trị sản phẩm, của nông trại và cây rau: "Thường tôi sẽ không nhận".

“Tôi cần  , chúng tôi , ông Khoa chia sẻ.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Khi được hỏi, khó khăn nhất tính từ thời điểm bắt đầu đến hiện tại là gì, ông Khoa trả lời ngay đó chính là vấn đề hao hụt.

Theo ông Khoa, trong quá trình làm rau theo tiêu chuẩn từ công đoạn cây rau xuống giống đến khi đóng gói, người trồng sẽ đối mặt với những hao hụt nhất định. Đặc thù của cây rau hữu cơ là chỉ ngon trong khoảng 36 giờ là tối đa, tuy nhiên nếu không giải quyết được bài toán thời gian để cây rau quá lâu, quá trình đóng gói cũng không tránh khỏi va chạm làm hỏng rau, công thêm hiện tượng sốc nhiệt từ Đà Lạt đến TP.HCM sẽ cộng dồn vào con số hao hụt, thường dao động trong khoảng 20%. Giảm được tỷ lệ này là bài toán khiến nhiều người phải đau đầu suy tính, không giảm được thì tốt nhất không nên làm.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Với ông Khoa, biện pháp giải quyết hao hụt hiện tại là tận dụng lại lượng rau củ quả vào công việc khác nhằm hạn chế tối đa lượng hao hụt, giảm thiệt hại về giá khi đến tay khách hàng.

Lấy ví dụ, cà rốt nhổ lên phía nhà hàng, khách sạn yêu cầu sản phẩm phải đều, đẹp mới mua. Thế nên, những củ không đẹp nếu bỏ sẽ lãng phí, ông Khoa lấy lại để làm dưa món.

Chính cách này đã giúp tổng giá thành bình quân giảm xuống, sản phẩm mới đến được tay những khách hàng bình dân.

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
“Người thu nhập trung bình họ có thể tiếp cận được với sản phẩm của mình, bằng cách là mình làm cho giá thành giảm xuống. Mà muốn giá thành giảm xuống thì phải giải quyết được bài toán hao hụt. Các chi phí khác không lớn, chi phí hao hụt là lớn nhất, chỉ cần giảm 1-2% chi phí hao hụt là có thể giảm đến 3-4% giá thành sản phẩm”, ông Khoa cho biết thêm.
Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'

Được biết, ông đang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, đối tác - những người sản xuất sản phẩm khác (gạo, thịt, cá, nước mắm,…) để tạo thành mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm sạch quy mô lớn nhằm giải quyết bài toán đầu ra, cũng như giá cả tốt nhất cho người tiêu dùng.

Vì theo ông Khoa, khởi nghiệp thực phẩm sạch an toàn, luôn đi liền với bài toán về giá cả do đa phần những người cung cấp làm tốt thì giá khá cao. 

Doanh nhan Luong Trong Khoa: 'Toi lam rau cu qua sach cho nhieu nguoi, khong phai cho toi'
“Tôi làm rau củ quả sạch cho nhiều người, không phải làm cho tôi. Nếu làm cho tôi thì tôi đã lựa chọn và tìm mức giá tốt nhất để có lời”, ông Khoa bày tỏ.

Thái Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI