Doanh nghiệp Logistics muôn nỗi trăn trở

02/01/2018 - 08:00

PNO - Theo thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam, chi phí Logistics ở mức trung bình trên thế giới là khoảng 10-12% GDP, trong khi ở Việt Nam tỉ lệ này lên tới 25% GDP.

"Bó gối" vì rào cản và quy tắc truyền thống

Rất nhiều chủ doanh nghiệp đau đầu trong việc kiểm soát chi phí của hoạt động Logistics vì sự thiếu minh bạch trong khâu báo giá hay do phải qua nhiều khâu trung gian.

Điều này bắt nguồn từ chất lượng dịch vụ Logistics chưa hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực chưa được đầu tư tương xứng... dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.

Chi phí cao không ổn định, lãng phí thời gian, công sức, quy trình rườm rà phức tạp, không kiểm soát được tiến độ hàng hóa là những vấn đề tiêu biểu trong ngành Logistics mà các doanh nghiệp luôn trăn trở trong môi trường Logistics chưa có chuẩn mực chung về hệ thống cũng như cách thức quản lý đồng bộ.

Theo thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam, chi phí Logistics ở mức trung bình trên thế giới là khoảng 10-12% GDP, trong khi ở Việt Nam tỉ lệ này lên tới 25% GDP. Bài toán cho ngành Logistics Việt Nam là làm thế nào giảm con số 25% này xuống thấp tối đa để mang lại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiep Logistics muon noi tran tro
 

Xu hướng tất yếu cách mạng công nghiệp 4.0

Ông Nguyễn Thanh Sang, giám đốc điều hành iFreight cho rằng, cách thức giao dịch truyền thống trong Logistics bộc lộ nhiều hạn chế, chưa mang lại các giá trị thực sự cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu; thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Đây là thời đại của công nghệ, của cách mạng 4.0. Ngành Logistics thế giới đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghệ hóa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí. Nếu chúng ta không áp dụng công nghệ, chúng ta sẽ mất lợi thế cạnh tranh và bị bỏ lại phía sau trong thế giới phẳng hiện nay”, ông Sang chia sẻ.

Xu hướng số hóa chung của thế giới bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng chạy đua để đón đầu, học hỏi và áp dụng những tiến bộ này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng hiệu suất, tối ưu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trên nền tảng công nghệ 4.0.

Ông Sang đưa dẫn chứng, như hệ thống booking và quản lý đơn hàng Logistics online thông qua Cổng thông tin ifreight.net. Hệ thống này bao gồm Website và Mobile app giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển với danh sách trên 40 hãng tàu để quyết định mức giá thấp nhất tại từng thời điểm, từ đó có thể booking trực tuyến - thay vì phải thủ công như trước đây. Điều đặc biệt là doanh nghiệp có thể kiểm soát được hầu hết các tiến độ quan trọng của lộ trình Logistics.

Cách thức này hoàn toàn khác biệt với phương thức giao dịch Logistics truyền thống thường phải trải qua nhiều khâu trung gian và sử dụng các công cụ giao tiếp bộc lộ nhiều hạn chế như email, fax và đặc biệt là không kiểm soát được tiến độ.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhanh chóng tra cứu và so sánh giá cước một cách minh bạch giữa các hãng vận chuyển, lựa chọn được chi phí tốt nhất; dễ dàng book đơn hàng online chỉ trong vài phút.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quản lý các đơn hàng của mình bao gồm chứng từ, hàng hóa, container, hóa đơn trên cùng một hệ thống.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tương tác trao đổi với khách hàng, đối tác và đội ngũ tư vấn trong cùng một hệ thống; cập nhật tiến trình lô hàng, xác định rõ tình trạng mỗi đơn hàng tại từng thời điểm và được tư vấn giải pháp mỗi khi gặp sự cố. Các hoạt động này có thể cập nhật tức thì thông qua tin nhắn SMS.

Trong nền công nghiệp 4.0, công nghệ thay đổi bản chất của tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, chuyển hóa cuộc sống, trở thành phương tiện kết nối cá nhân và tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh số hóa, và Logistics cũng không ngoại lệ.

Đối với lĩnh vực Logistics, sự thay đổi biểu hiện qua việc mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallete, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng Internet, quản lý kho bằng cảm biến,…

Hiện tại, tất cả các công ty Logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT- Internet of Things (Kết nối vạn vật).  Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực Logistics. 

Mai Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI