Doanh nghiệp đối thoại với chính quyền

15/11/2013 - 14:19

PNO - PNO – Ngày 14/11, chương trình đối thoại giữa doanh nghiệp (DN) và chính quyền TP.HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức tại TP.HCM.

edf40wrjww2tblPage:Content

Doanh nghiep doi thoai voi chinh quyen

Nạn chèo kéo, "chặt chém" là mối bận tâm của các doanh nghiệp và chính quyền thành phố (Ảnh minh họa: internet)

Tại buổi đối thoại, nhiều DN kinh doanh du lịch đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý, kiểm soát các DN hoạt động chui, làm ăn trái phép. Ông Nguyễn Thành Rum - Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch (VH-TT-DL) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã kiểm tra 50 DN, xử lý 30 DN vi phạm và phối hợp thanh tra Bộ Văn VH-TT-DL xử lý 30 DN hoạt động trái phép.

Về tình trạng “chèo kéo, chặt chém” làm sao giải quyết triệt để, ông Rum cho rằng phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và kiên quyết giữa các cơ quan (ngành giao thông, ngành công thương, ngành lao động xã hội…). Bên cạnh đó, chú trọng công tác vận động. UBND TP.HCM đã chỉ đạo các hội đoàn taxi, cảng hàng không, các tuyến đường trọng điểm trung tâm… thành lập lực lượng hỗ trợ du khách, ngăn chặn khoảng hơn 2.000 trường hợp chèo kéo du khách; bắt quả tang trên 100 trường hợp móc túi du khách; hỗ trợ du khách khai báo mất giấy tờ… Trong 10 tháng đầu năm 2013, đã xử lý 187 vụ “chèo kéo, chặt chém” du khách.

Đại diện các hãng lữ hành cho biết, nhiều du khách băn khoăn về những điểm vệ sinh công cộng có phí không sạch sẽ, bố trí không hợp lý, xa điểm tham quan. Phía cơ quan chức năng trả lời: Hiện, TP đã giao Sở Giao thông vận tải xây dựng đề án xây hơn 100 điểm toilet công cộng. Chúng ta chưa có lực lượng cảnh sát du lịch, chỉ hợp tác với thanh niên xung phong xây dựng lực lượng hỗ trợ du khách.

Về vấn đề DN mở rộng hoạt động kinh doanh, ông Trần Lâm Hồng - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho rằng, một số địa phương yêu cầu số tiền mặt góp vốn bằng số tiền của các thành viên sáng lập ký quỹ, gây khó cho DN. Việc đăng ký kinh doanh, địa điểm trụ sở cũng rắc rối. Theo luật DN, trụ sở chính của DN phải có địa chỉ cụ thể (số nhà), trong khi đó, một số trụ sở ở cao ốc, để được cấp số nhà mất tới cả năm.

Đại diện Sở Kế hoạch và đầu tư lý giải, tại TP.HCM, khi DN đăng ký ngành nghề kinh doanh BĐS, phải đăng ký vốn pháp định từ 6 tỉ đồng trở lên vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ Xây dựng đã có văn bản quy định, đối với trường hợp DN có vốn trên 6 tỉ đồng, chỉ cần có chứng nhận của ngân hàng. Nếu DN đầu tư vào địa điểm chưa có số nhà thì nên liên hệ với địa phương để được cấp số nhà…

Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI