Đoạn trường tìm con: Khi nhà chồng cũ đem đứa trẻ đi giấu

19/10/2022 - 05:47

PNO - Háo hức chờ giây phút chồng cũ giao con như bản án đã tuyên của tòa phúc thẩm (tháng 2/2022) nhưng chị O.C.L. (Q.Gò Vấp, TP.HCM) chỉ đối mặt với cánh cửa nhà chồng cũ im ỉm đóng cùng bảng rao bán nhà.

Chị L. bấm số điện thoại trên bảng rao, tiếng tổng đài vọng lại: “Số máy quý khách vừa gọi không có”. Chị L. tuyệt vọng gục khóc bên đường. Đứa con gái sinh tháng 12/2019, đến nay chưa đầy ba tuổi mà đã mười mấy tháng ròng xa mẹ (từ tháng 7/2021). Cũng ngần ấy thời gian người mẹ trẻ làm mọi cách tìm con, nhưng vô vọng. 

Dù đã tận mắt thấy cảnh “vườn không nhà trống”, chị L. vẫn thường xuyên ghé nhà chồng cũ để xem liệu họ đã đưa bé quay về chưa. Nuôi tia hy vọng mong manh - được thấy con nhưng chờ hoài chẳng thấy, chị buồn bã nộp đơn cầu cứu khẩn cấp đến Báo Phụ Nữ TP.HCM.

Chị C.L. đến Báo Phụ Nữ TP.HCM cầu cứu khi tiến trình thi hành án giao con bế tắc vì chồng cũ chuyển chỗ ở
Chị C.L. đến Báo Phụ Nữ TP.HCM cầu cứu khi tiến trình thi hành án giao con bế tắc vì chồng cũ chuyển chỗ ở

Chị chia sẻ: “Là giáo viên, mỗi khi thấy những cô cậu học trò nhỏ của mình tan học, được mẹ tới đón, tôi mừng cho học trò, nhưng lại đau nỗi nhớ con.

Đau nhất là mình đi dạy kiếm được tiền mà không mua được cho con cái quần cái áo. Biết bao giờ tôi mới được dắt tay con tới trường. Biết bao giờ tôi cảm nhận niềm vui đơn sơ: lãnh lương để có tiền mua đồ chơi hay đóng tiền học cho con”.

Cuối năm 2021, trong thời gian chờ tòa giải quyết ly hôn và tranh chấp nuôi con, chị L. đã thuê nhà trọ phía mặt đường đối diện với nhà chồng để mong được gặp con. Tuy nhiên, ở đó nhiều tháng, chị L. vẫn không lần nào tiếp cận được con, dù tình hình phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt hay đã được nới lỏng. Chị đứng trước nhà cất tiếng gọi lớn hoặc gọi điện thoại cũng không ai mở cửa cho chị gặp con. Trong căn nhà nhiều lớp cửa bít bùng chỉ vẳng ra tiếng trẻ khóc đòi. Hiếm hoi lắm chị mới có cơ hội nhìn thấy qua lớp kính mờ trên lầu hình ảnh một người đàn ông bồng đứa bé gái (chị đoán rằng ông nội của con chị đang bồng con chị). 

Chị L. nghẹn ngào hồi tưởng những kỷ niệm của hai mẹ con trong thời gian ngắn ngủi bên nhau. Chị kể, trước khi tòa xử sơ thẩm, gia đình chồng chị mở cửa cho chị vào thăm con vài lần mỗi tuần dưới sự giám sát của người nhà. Chị đem nhiều đồ chơi đến cho con chơi. Đồ nào bé thích thì chơi hoài, đồ nào bé không thích thì trả lại mẹ. Bé thích bong bóng bay. Và khi lướt trên điện thoại, bé chỉ tay vô hình bong bóng bay, cười tít, tỏ ý muốn “mai mốt mẹ nhớ tặng cho con”. 

“Giờ không được gặp con, nhìn những món đồ chơi đã mua, chưa kịp tặng, tôi càng buồn nhớ con. Thời điểm còn gặp, tôi dạy con nói “mẹ”, bé đang tập, chưa nói được rành tiếng mẹ thì mẹ con đã bặt tin. Không biết giờ này con gái tôi ở đâu, ở với ai, có ăn được không, có ngủ ngon không? Bé có giữ được chút ký ức nào về hơi ấm vòng tay mẹ? Tôi đã tạo con ra, tôi phải nhìn con lớn lên, tôi phải bảo vệ được con mình. Hằng đêm tôi vẫn đi tìm con trên khắp TP.HCM và tôi viết nhật ký để sau này con hiểu rằng chỉ do người ta ngăn cách chứ tôi chưa hề bỏ con ngày nào” - chị bật khóc. 

Theo xác minh của phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM, vào cuối tháng 9/2022, gia đình anh P.H.H. - chồng cũ của chị L. - đã không còn ở địa phương (P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức). Liên hệ nơi làm việc của anh H. là Trường tiểu học Phú Thọ Hòa (Q.Tân Bình), đại diện ban giám hiệu nhà trường cho biết anh H. đã nghỉ việc từ tháng 8/2022. Nơi làm việc là manh mối cuối cùng chị L. biết về chồng cũ.

Sau nhiều nỗ lực, Chi cục Thi hành án dân sự TP.Thủ Đức vẫn chưa đi đến kết quả sau cùng là giao bé về cho mẹ. “Xác minh trực tiếp tại địa chỉ trên, chúng tôi được biết bé đang sinh sống với ông bà nội, do ông bà nuôi dưỡng. Hội đồng có mặt tại nhà ông bà, nhưng không thực hiện được việc vận động thuyết phục… Không ai mở cửa, gia đình cố ý không thực hiện, cố ý chây lì, không chấp hành án”. (trích biên bản của Chi cục Thi hành án dân sự TP.Thủ Đức về việc xác minh điều kiện thi hành án của anh P.H.H. vào tháng 4/2022, khi gia đình anh H. vẫn còn ở P.Hiệp Bình Chánh).

 

Ngôi nhà của chồng cũ của chị C.L. đăng bảng rao bán với số điện thoại không có thật
Ngôi nhà của chồng cũ của chị C.L. đăng bảng rao bán với số điện thoại không có thật

 

“Cơ quan thi hành án chỉ tổ chức thi hành thực hiện việc giao bé cho bà C.L khi biết được bé đang ở đâu… Nếu bà C.L. biết hiện tại bé đang ở đâu thì đề nghị bà thông báo cho cơ quan thi hành án biết để cơ quan thi hành án xử lý theo quy định của pháp luật”. (trích biên bản tiếp công dân O.C.L. của Chi cục Thi hành án dân sự TP.Thủ Đức vào tháng 8/2022, khi gia đình anh H. đã rời khỏi căn nhà ở P.Hiệp Bình Chánh). 

Việc xác định chỗ ở mới của con mình khác nào “mò kim đáy biển” nhất là khi người thi hành án cố tình lẩn trốn, đứa bé còn quá nhỏ tuổi chưa đủ nhận thức, kỹ năng để có thể chủ động kết nối với mẹ, bé lại chưa đi học để có thể có thêm một địa chỉ trường lớp cho người mẹ tiếp cận. Có khi vừa phát hiện chỗ ở mới, người mẹ chưa kịp báo cho cơ quan thi hành án thì người cha đã “hô biến” như một trò chơi trốn tìm không hồi kết. Cũng có không ít trường hợp ngược lại, người mẹ ôm con đem giấu và người cha xất bất xang bang đi tìm, gõ cửa khắp nơi để nhờ hỗ trợ. 

Sự ích kỷ, độc chiếm của người lớn đã biến đứa bé thành trẻ mồ côi bất đắc dĩ ngay khi người sinh thành vẫn còn sống, vẫn đêm ngày hướng về núm ruột của mình. Vây quanh một đứa trẻ có quá nhiều luật, văn bản dưới luật, có quá nhiều cơ quan để bảo vệ, nâng niu, lẽ nào tất cả bó gối chịu thua kẻ làm càn, khinh thường pháp luật, chà đạp lên quyền của vợ/chồng cũ và cả con mình? 

Tô Diệu Hiền

BƯỚC MỘT: GỠ CHUÔNG - BƯỚC HAI: CHƠI BÀI “CHUỒN”

Cũng đoạn trường tìm con là bi kịch của người mẹ trẻ T.N.H. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Cứ khoảng nửa tuần, chị H. và mẹ lại đến nhà của gia đình chồng cũ của chị tên N.T.N. ở Trường Sa, P.14, Q.3, TP.HCM để thăm con trai (sinh năm 2020). Chị bấm chuông, gọi điện thoại, người nhà không ai ra mở. Chị và mẹ kiên nhẫn ngồi chờ hàng giờ rồi ra về. Một thời gian sau, chị đến và phát hiện cái chuông đã bị gỡ, không còn bấm được như mọi khi. Chị gọi điện, nhắn tin cho anh N. và người nhà để thăm con, không ai phản hồi. 

“Anh ơi! Chị ơi!… Mở cửa cho em vào thăm con” - chị N.H. khản giọng gọi nhưng nhà chồng không ai ra mở cửa, gọi điện thoại không bắt máy
“Anh ơi! Chị ơi!… Mở cửa cho em vào thăm con” - chị N.H. khản giọng gọi nhưng nhà chồng không ai ra mở cửa, gọi điện thoại không bắt máy

Có khi may mắn, chị đến đúng lúc người nhà mở cửa làm vệ sinh sân, tưởng mẹ con được đoàn viên, nhưng cuối cùng chị lại về không vì người nhà bảo chị ra quán cà phê ngồi chờ một lúc, đến khoảng 14g, bé ngủ dậy sẽ cho gặp. Đúng giờ hẹn, chị quay lại khấp khởi hy vọng được gặp con thì cánh cửa lại im ỉm đóng, bên cạnh là “vết sẹo” trên tường, nơi trước kia từng gắn cái chuông. Cũng vẫn kịch bản cũ với nhắn tin không ai trả lời, gọi điện không ai bắt máy, chị H. cùng mẹ đành ra về khi trời tắt nắng.

Chị H. đã liên hệ địa phương nhờ giúp đỡ trong việc thăm nom con. Hội Phụ nữ, Công an P.14… đã vận động thuyết phục, anh N. và gia đình hứa tạo điều kiện cho chị gặp con, nhưng khi chị hẹn gặp thì họ viện lý do để từ chối hoặc không trả lời. Và mới đây, khi chị thắng kiện ở sơ thẩm, phúc thẩm và nộp đơn nhờ thi hành án giao con đến Chi cục Thi hành án dân sự Q.3, anh N. và con chị đã không còn ở địa chỉ này. 

Lần cuối cùng chị H. gặp con là lúc con ba tháng tuổi. Đến thời điểm này (tháng 10/2022), con đã hai tuổi rưỡi và người thắng kiện trực tiếp nuôi con như chị vẫn chỉ được gặp con trong… chiêm bao.

Vĩ Sơn

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.