Tranh luận chuyện đọc sách thời nay:

Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

08/09/2024 - 12:18

PNO - Thú thật, hiện giờ tôi có đọc sách cũng chỉ là đọc lại những sách cũ, tiếng tăm một thời; còn sách mới, cảm giác đọc rất... khó vào. Cần lắm việc truyền thông những tác phẩm đáng đọc để độc giả biết đến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lúc nhỏ tôi rất ham đọc sách. Mấy quyển sách nhà tôi và các nhà quanh xóm đều được tôi đọc tới nhàu nhĩ. Những năm 1980, cơm áo còn không đủ ăn đủ mặc, nên nhà nào có vài cuốn sách là sang lắm, phải cho vào tủ ly hoặc đóng cái kệ treo lên, cho ra vẻ nhà có văn hoá.

Cũng nhờ đọc nhiều sách mà tôi thi đậu vào Trường đại học Tổng hợp (nay là Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học quốc gia TPHCM). Năm nhất, chúng tôi học ở cơ sở 3 ở Thủ Đức. Trường nằm heo hút giữa vườn điều, không có thư viện, sách báo. Phương tiện giải trí duy nhất là tivi, đặt ở ký túc xá.

Có lần, giảng viên dạy môn Văn học hỏi chúng tôi đã đọc các tác phẩm như Anna Karenina, Chiến tranh và hoà bình, Don Quijote, Con đường đau khổ… chưa? Lớp hơn 100 sinh viên nhưng chỉ lác đác vài cánh tay giơ lên, khiến thầy kinh ngạc và thất vọng. Đám sinh viên còn lại chúng tôi xấu hổ, không dám ngẩng lên. Thầy nói học văn chương là phải đọc nhiều, đọc hết các tác phẩm danh tiếng. Nhưng hoàn cảnh như thế, chúng tôi muốn đọc cũng lực bất tòng tâm.

Năm thứ 2, chúng tôi được về học ở thành phố. Tôi và bạn bè háo hức đi làm thẻ thư viện. Tôi còn nhớ cảm giác choáng ngợp khi lần đầu vào thư viện Khoa học tổng hợp trên đường Lý Tự Trọng (Quận 1, TPHCM), không khí ở đó im lặng và trang nghiêm, ai cũng tập trung đọc và ghi chép. Nhưng rồi vì bận rộn học hành, và cũng vì lười nên tôi dần ít lui tới thư viện.

Năm thứ 3, một phóng viên trẻ tới ký túc xá để tìm hiểu và viết bài về đời sống sinh viên. Anh ấy hỏi chúng tôi giải trí như thế nào, có đọc báo hàng ngày, có đọc sách không?... Chúng tôi lắc đầu. Anh nhà báo một phen kinh ngạc, rằng các bạn học Ngữ văn - báo chí, sau này phải viết lách hoặc dạy Văn học… không đọc sách báo, các bạn trang bị kiến thức thế nào? Câu đó đã cảnh tỉnh chúng tôi.

Sau lần đó, tôi quyết tâm thay đổi bản thân, tôi siêng đi thư viện, tới một toà soạn báo để đọc báo, tìm hiểu cách viết… Nhờ đọc nhiều, giúp tôi viết tốt hơn. Tới bây giờ, tôi đã U60, vẫn giữ thói quen đọc sách trước khi ngủ.

Mỗi gia đình cần có một tủ sách. Cha mẹ cũng cần giữ thói quen đọc sách để khuyến khích con đọc sách (ảnh Thuỳ Gương)
Mỗi gia đình cần có một tủ sách. Cha mẹ cũng cần giữ thói quen đọc sách để khuyến khích con cùng đọc (ảnh tác giả cung cấp)

Tôi nhớ có học giả đã nói: “Muốn con giỏi, hãy cho con đọc sách. Muốn con giỏi hơn nữa, hãy cho con đọc sách nhiều hơn nữa”. Hồi con trai tôi biết nói, tôi bắt đầu đọc sách cho con nghe. Những cuốn như: Thỏ và rùa, Ba chú heo con, Heo con xây nhà… Những quyển truyện tranh nhiều màu sắc và câu chuyện thú vị khiến con thích thú.

Con lớn hơn, tôi cho con đọc: Không gia đình, 2 vạn dặm dưới đáy biển, Trên hoang đảo… Phải công nhận một điều, đọc sách khiến tâm hồn con trẻ giàu cảm xúc và rèn cách viết rất tốt. Cũng nhờ đọc mà năm lớp Năm con trai tôi đoạt giải nhì kỳ thi học sinh giỏi cập tỉnh 2 môn Văn và Toán.

Thời đó, không có điện thoại và iPad nên tôi khuyến khích con trai đọc sách dễ dàng, tới lượt con gái thì gian nan hơn nhiều. Lúc con gái còn nhỏ, biết nghe lời mẹ, chịu đọc sách. Từ thời điểm dịch COVID-19 trở đi, con gái phải học online. Thầy cô giáo dạy học, cho bài tập hoặc thảo luận nhóm đều qua mạng, nên con hầu như dính chặt với chiếc điện thoại. Việc đọc sách lơi dần.

Năm ngoái, con gái vào lớp Mười, tôi khuyến khích con tham gia Câu lạc bộ đọc sách. Hàng tuần, nhóm của con đều thảo luận về một quyển sách và nêu quan điểm cá nhân. Nhờ vậy, đã khơi dậy đam mê đọc sách ở con. Tôi lấy làm mừng vì nhà trường đã tổ chức một nơi hữu ích cho học sinh tìm kiếm kiến thức và giải trí. Mô hình này, tôi nghĩ cần nhân rộng ra các trường khác.

Cũng sau dịch COVID-19, nhà sách lớn nhất thị xã nơi tôi ở đã đóng cửa vì ế ẩm, điều đó khiến tôi tâm tư. Người Việt mình ít đọc sách, nguyên nhân thì rất nhiều: do xu hướng, quan điểm, do hoàn cảnh tác động... Phương tiện giải trí chủ yếu là tivi, điện thoại… vậy nên muốn lôi kéo một người vào sách quả là khó. Cần tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích nhiều người đọc sách.

Điều quan trọng không kém là người đọc ít cơ hội tiếp cận những tác phẩm hay, đáng đọc. Thú thật, hiện giờ tôi có đọc sách cũng chỉ là đọc lại những sách cũ, tiếng tăm một thời; còn sách mới, cảm giác đọc rất... khó vào. Cần lắm việc truyền thông những tác phẩm đáng đọc để đọc giả biết đến. Vậy nên, muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

Mỗi lần tác giả Nguyễn Nhật Ánh ra sách mới, nhìn dòng người rồng rắn xếp hàng mua sách và chờ ông ký tặng, tôi lấy làm mừng vì giới trẻ không thờ ơ với văn hoá đọc. Nhưng hy vọng họ mua vì cần đọc, chứ không phải để bày sách cho sang nhà.

Thuỳ Gương

Ý kiến của bạn về việc đọc sách và văn hoá đọc trong sống ra sao, xin chia sẻ cùng chúng tôi về địa chỉ email: online@baophunu.org.vn

Các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của toà soạn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.