Đồ rê mí đôi: Một sân chơi đúng nghĩa

19/09/2013 - 07:55

PNO - PN - Đưa Đồ rê mí trở lại đúng bản chất trong trẻo của trẻ con như tiêu chí ban đầu, 13 tập lên sóng của chương trình hơn hai tháng qua đã được khán giả truyền hình cả nước ghi nhận và chờ đón đêm chung kết được truyền...

edf40wrjww2tblPage:Content

Do re mi doi: Mot san choi dung nghia

Cặp đôi Nhật Minh - Quốc Thái hồn nhiên biểu diễn trong ca khúc Chú Cuội

Lời hứa của nhà sản xuất lẫn nhà đài là làm một chương trình đúng “chất” thiếu nhi đã được thực hiện. Toàn bộ bài hát trong chương trình đều là ca khúc dành cho trẻ em, các ca khúc nước ngoài cũng là những bài hát thiếu nhi. Bằng chất giọng trong, thể hiện sinh động, ba cặp đôi Hương Thảo - Ngọc Nhất, Khánh Ngọc - Quỳnh Giao, Quốc Thái - Nhật Minh đã giành được tấm vé vào vòng chung kết.

Khác biệt lớn nhất của chương trình năm nay là Đồ rê mí không loại trực tiếp thí sinh (TS) ở mỗi vòng mà vào đến vòng Vút bay (ngày 15/9) mới công bố chính thức hai cặp đôi không đạt yêu cầu, phải dừng bước. Bỏ qua tính chất thi thố, 10 TS được thỏa thích sáng tạo trong hơn hai tháng qua. Không bị áp lực rời khỏi chương trình ở mỗi vòng, các em đã có những cảm nhận khó quên trong những ngày tham gia chương trình.

Thông thường, tính cạnh tranh ở các chương trình truyền hình thực tế rất cao, để tạo kịch tính, giữ lượng khán giả lớn cho chương trình. Nhưng, Đồ rê mí năm nay không quan trọng sự hơn thua, thậm chí ngay từ đầu khi chuẩn bị lên sóng, các TS đã được khuyến khích thoải mái bộc lộ, lên sân khấu chỉ cần hát cho rõ, đúng nhạc, múa cho đẹp. Nghịch lý là càng giữ được sự hồn nhiên cho chương trình cũng đồng nghĩa với việc Đồ rê mí không còn kịch tính, phần quan trọng nhất để hấp dẫn người xem. Dù không cạnh tranh được khán giả với một số chương trình lên sóng cùng thời điểm nhưng Đồ rê mí vẫn có một lượng khán giả trung thành nhất định.

Nếu tính lợi nhuận quảng cáo thì Đồ rê mí có mức thu khá khiêm tốn. Bà Lê Thị Quỳnh Trang - Giám đốc sản xuất chương trình thừa nhận, bảy năm qua Đồ rê mí chưa bao giờ biết đến lãi nhưng ê-kíp thực hiện vẫn nỗ lực duy trì một cuộc chơi hồn nhiên, ngây thơ để các em không bị thiệt thòi vì thiếu sân chơi trên truyền hình. Nhà sản xuất chấp nhận lỗ, đắp đổi bằng các chương trình khác. Đây có thể được xem là tâm trạng chung của những người làm chương trình thiếu nhi. Ở thời buổi chương trình giải trí mọc như nấm sau mưa, quá nhiều cái khó khiến sân chơi cho trẻ em đã ít lại càng thêm hiếm hoi. Sẽ thật ấm lòng nếu người lớn dành sự ưu ái hơn nữa với các chương trình thiếu nhi như Đồ rê mí.

 Thanh Phúc

Từ khóa Đồ rê mí đôi
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI