Dỡ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam và di sản Obama

20/05/2016 - 14:33

PNO - Dù quyết định về cấm vận như thế nào, chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ gặt hái được những bước đi rõ ràng tăng cường hợp tác Việt - Mỹ.

Tổng thống Obama sẽ có chuyến công du Châu Á và điểm đến đầu tiên của ông là ở Việt Nam.

Cả hai nước Mỹ - Việt đang ráo riết làm công tác chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của vị Tổng thống 54 tuổi này từ giao thông, phương tiên, an ninh,...

"Chuyến thăm có hai yếu tố quan trọng trong tái cân bằng. Thứ nhất là thiết lập quan hệ đối tác mới với những quốc gia đang trỗi dậy trong khu vực như Việt Nam. Thứ hai là tăng cường quan hệ với đồng minh như Nhật Bản", ông Kritenbrink Giám đốc Cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia về Các vấn đề châu Á cho biết.

Tổng thống Obama khởi hành đến Việt Nam vào ngày 21/5. Tại Hà Nội, ông Obama sẽ dự nhiều cuộc gặp và sự kiện với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Ông dự kiến có bài phát biểu về quan hệ Việt - Mỹ và gặp gỡ thành viên xã hội dân sự.

Tổng thống Obama sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc với thành viên Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.

Do cam van vu khi sat thuong voi Viet Nam va di san Obama
Tổng thống Obama sẽ có chuyến công du tới Việt Nam trong vài ngày tới

Tổng thống Obama thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam về cách tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới.

Sau chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama sẽ đến thăm Nhật Bản cuối ngày 25/5 và dự hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở Ise-Shima trong hai ngày 26 và 27/5.

Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp thăm Việt Nam trong hơn 20 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Bill Clinton năm 2000 là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Ông George W. Bush thăm Việt Nam năm 2006. 

Với chuyến viếng thăm lần này của ông Obama,  nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia quốc tế đã lên tiếng hối thúc Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với Hà Nội.

Trước đó, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, cho rằng đây là bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

Năm 2014, Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam bằng cách dỡ bỏ các hạn chế về những loại vũ khí, trang bị phục vụ tuần tra, phòng thủ trên biển.

Do cam van vu khi sat thuong voi Viet Nam va di san Obama
Mỹ _ Việt đã đạt được nhiều hợp tác ngoại giao thành công

Theo giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia an ninh quốc phòng tại Học viện Quốc phòng Australia, đây là thời điểm chính trị phù hợp để ông Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam như một di sản mà ông để lại vào cuối nhiệm kỳ.

"Tôi nhìn nhận khả năng này còn cao hơn những gì mà Obama đã làm với Cuba và Iran", giáo sư Thayer nói.

USA Today dẫn lời ông Thayer cho rằng Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, chẳng hạn như xử lý bom mìn còn sót lại và khắc phục hậu quả chất độc da cam mà Mỹ từng rải xuống Việt Nam.

"Chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí, đưa ra cam kết về xử lý chất độc da cam, đó là những di sản của ông Obama. Di sản đó sẽ được chính quyền tiếp theo tiếp nối thực hiện", ông nói.

Một số quan chức trong chính quyền Obama cũng đã tuyên bố rõ rằng họ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter.

Các quan chức này cho rằng mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Việt Nam là yếu tố quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương.

Trước đó, trong buổi họp báo ngày 18/5 ở Washington, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã nhắc lại việc Mỹ từng dỡ bỏ cấm vận vũ khí một phần với Việt Nam từ năm 2014.

Lệnh cấm vận là sản phẩm của những sự kiện trong quá khứ nhưng đang cản trở mối quan hệ tương lai của hai nước. Nếu mua vũ khí của Mỹ, Việt Nam có thể tăng cường khả năng hoạt động trên đất liền và trên biển, tạo điều kiện tốt hơn cho lực lượng vũ trang Việt Nam làm nhiệm vụ trong những khu vực thuộc chủ quyền quốc gia.

“Chúng ta không thể yêu cầu các đối tác đóng góp nhiều hơn trong khi tiếp tục có những bước đi nhằm hạn chế mức độ đóng góp của họ. Đã đến lúc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này”, ông McCain nhấn mạnh.

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI