Đổ bỏ hàng trăm tấn hành tây, nông dân điêu đứng

22/06/2015 - 17:34

PNO - PN - Hàng trăm tấn hành tây bị đổ bỏ là tình trạng đã và đang diễn ra tại TP. Đà Lạt và huyện Đức Trọng - những vùng có diện tích trồng hành tây lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Tình trạng này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh thua...

edf40wrjww2tblPage:Content

Do bo hang tram tan hanh tay, nong dan dieu dung

Anh Trần Huy Hậu, một nông dân trồng hành ở Đức Trọng cho biết: “Trước đó, gia đình tôi trồng chín sào hành, thu được gần 90 tấn. Nhưng lúc thu hoạch giá bán chỉ dao động từ 1.200 - 1.700đ/kg, nếu bán, chúng tôi sẽ lỗ nửa vốn nên đành dựng kho trữ lại, chờ ngày hành lên giá. Do trong quá trình thu hoạch gặp mưa nên thời gian qua hơn một nửa số hành đã bị chảy nước, thối mốc và nảy mầm nên phải đổ bỏ; số còn lại cũng bắt đầu hư hỏng. Hôm qua tôi năn nỉ thương lái lấy cho 10 tấn, nhưng chỉ với giá 500đ/kg. Coi như vụ hành vừa qua chúng tôi lỗ hơn 100 triệu đồng”.

Không chỉ gia đình anh Hậu, hàng trăm nông dân trồng hành ở Đức Trọng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Chị Trịnh Gia Hân - tiểu thương chuyên thu mua hành tây ở Đà Lạt - mếu máo: “Mười năm qua tôi chưa thấy năm nào hành tây rớt giá thê thảm như thế này”.

Theo Phòng Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, diện tích hành tây ở Đà Lạt cùng các vùng phụ cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương gần đây đều tăng, với tổng diện tích khoảng gần 1.000 ha, riêng huyện Đức Trọng chiếm khoảng 500 ha, sản lượng ước đạt 10.000 tấn/vụ. Hiện chưa có thống kê chính thức về sản lượng hành bị hư hỏng. Tuy nhiên qua tìm hiểu, dọc quốc lộ 27, số hành được người dân đổ thành từng đống lớn đã bắt đầu bốc mùi. Tại khu đất mới, phường 7 và một số vùng lân cận phường 7, TP. Đà Lạt, nhiều người dân dùng hành thối ủ làm phân hữu cơ, một số hộ đổ hàng tấn ra bờ ruộng, hai bên đường… Số lượng lên tới hàng trăm tấn.

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, lý giải: “Những năm trước, loại nông sản này được xuất khá nhiều sang thị trường Singapore và Hàn Quốc, nhưng năm nay chưa có thị trường xuất khẩu. Toàn tỉnh mới có vài chục hợp tác xã rau sạch, trong đó chỉ có một số ít đơn vị hoạt động có hiệu quả… nhờ có mối lấy hàng ổn định là hệ thống các siêu thị, cửa hàng rau sạch trên toàn quốc. Phần lớn nông dân thiếu thông tin thị trường, thiếu sự liên kết nên bị động về giá và nhu cầu sử dụng, hậu quả là rơi vào tình trạng bí đầu ra và thường xuyên bị thương lái ép giá”.

 DƯƠNG MINH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI