Đỉnh Everest ngập rác và xác chết đông lạnh

06/07/2024 - 17:51

PNO - Theo những người đang tham gia dọn rác và đào xác chết trên đỉnh núi cao nhất thế giới Everest, thì tại trại cao nhất trên ngọn núi này ngập tràn rác thải, phải mất nhiều năm mới có thể dọn sạch.

Những ngày qua, đội quân lính và người Sherpa do chính phủ Nepal tài trợ đã dọn sạch 11 tấn  rác, bốn thi thể và một bộ xương khỏi đỉnh Everest trong mùa leo núi năm nay. Ang Babu Sherpa, người dẫn đầu đoàn Sherpa, cho biết có thể vẫn còn tới 40-50 tấn rác ở South Col, trại cuối cùng trước khi những người leo núi thực hiện nỗ lực lên đến đỉnh núi cao nhất thế giới.để đánh dấu việc chinh phục khắc nghiệt và tốn kém này. Đỉnh núi mà bất kỳ nhà leo núi nào cũng mơ ước được 1 lần chinh phục dù có đánh đổi bằng tính mạng.
Những ngày qua, đội quân lính và người Sherpa do chính phủ Nepal tài trợ đã dọn sạch 11 tấn rác, bốn thi thể và một bộ xương khỏi đỉnh Everest trong mùa leo núi năm nay. Ang Babu Sherpa - người dẫn đầu đoàn Sherpa - cho biết, có thể vẫn còn tới 40-50 tấn rác ở South Col, trại cuối cùng trước khi những người leo núi thực hiện nỗ lực lên đến đỉnh núi cao nhất thế giới, để đánh dấu việc chinh phục khắc nghiệt và tốn kém này. Đây là đỉnh núi mà bất kỳ nhà leo núi nào cũng mơ ước được một lần chinh phục, dù có phải đánh đổi bằng tính mạng.
“Rác thải còn lại ở đó chủ yếu là lều cũ, một số bao bì thực phẩm và bình gas, bình oxy, ba lô lều và dây thừng dùng để leo trèo và buộc lều” - ông cho biết và đồng thời nói thêm rằng rác thải được xếp thành từng lớp và đông cứng ở độ cao 8.000 mét nơi có trại South Col.
“Rác thải còn lại ở đó chủ yếu là lều cũ, một số bao bì thực phẩm và bình gas, bình oxy, ba lô lều và dây thừng dùng để leo trèo và buộc lều. Rác thải được xếp thành từng lớp và đông cứng ở độ cao 8.000 mét - nơi có trại South Col" - Ang Babu Sherpa cho biết.
Kể từ khi đỉnh núi được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1953, hàng ngàn người leo núi đã lên đến đây và nhiều người đã để lại dấu chân của mình.
Kể từ khi đỉnh núi được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1953, hàng ngàn người leo núi đã lên đến đây và nhiều người đã để lại dấu chân của mình.
Trong những năm gần đây, yêu cầu của chính phủ Nepal là những người leo núi phải mang rác trở lại hoặc mất tiền gửi, cùng với nhận thức ngày càng tăng của những người leo núi về môi trường, đã làm giảm đáng kể lượng rác thải bị bỏ lại. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra trong những thập kỷ trước.  “Hầu hết rác thải đều có nguồn gốc từ các chuyến thám hiểm cũ hơn”, Ang Babu cho biết.
Trong những năm gần đây, yêu cầu của chính phủ Nepal là những người leo núi phải mang rác trở lại hoặc mất tiền gửi, cùng với nhận thức ngày càng tăng của những người leo núi về môi trường, đã làm giảm đáng kể lượng rác thải bị bỏ lại. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra trong những thập kỷ trước. “Hầu hết rác thải đều có nguồn gốc từ các chuyến thám hiểm cũ hơn” - Ang Babu cho biết.

Những người Sherpa trong nhóm thu gom rác và xác chết từ những khu vực cao hơn do họ có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, những người lính làm việc ở những vùng thấp hơn và khu vực trại căn cứ trong nhiều tuần trong mùa leo núi mùa xuân phổ biến, khi điều kiện thời tiết thuận lợi hơn.
Những người Sherpa trong nhóm thu gom rác và xác chết từ những khu vực cao hơn, do họ có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, những người lính làm việc ở những vùng thấp hơn và khu vực trại căn cứ trong nhiều tuần vào mùa xuân, khi điều kiện thời tiết thuận lợi hơn.

Ang Babu cho biết thời tiết là thách thức lớn đối với công việc của họ ở khu vực South Col, nơi nồng độ oxy chỉ bằng khoảng 1/3 so với bình thường, gió có thể nhanh chóng chuyển sang bão tuyết và nhiệt độ giảm mạnh. “Chúng tôi phải đợi thời tiết tốt khi mặt trời làm tan lớp băng. Nhưng chờ đợi lâu trong tư thế và điều kiện như vậy là không thể. Thật khó để ở lại lâu khi mức oxy rất thấp” - ông nói.
Ang Babu cho biết, thời tiết là thách thức lớn đối với công việc của họ ở khu vực South Col, nơi nồng độ oxy chỉ bằng khoảng 1/3 so với bình thường, gió có thể nhanh chóng chuyển sang bão tuyết và nhiệt độ giảm mạnh. “Chúng tôi phải đợi thời tiết tốt khi mặt trời làm tan lớp băng. Nhưng chờ đợi lâu trong tư thế và điều kiện như vậy là không thể. Thật khó để ở lại lâu khi mức oxy rất thấp” - ông nói.

Việc đào rác cũng là một nhiệm vụ lớn, vì rác bị đông cứng bên trong băng và việc phá vỡ các khối băng để lấy rác ra không hề dễ dàng. Ông cho biết, phải mất hai ngày mới đào được một thi thể gần Đèo Nam bị đóng băng ở tư thế đứng sâu trong băng. Giữa chừng, nhóm phải rút lui về các trại thấp vì thời tiết xấu đi, rồi sau đó lại tiếp tục leo làm để đào băng để mang thi thể xuống đất khi thời tiết tốt hơn.
Việc đào rác cũng là một nhiệm vụ lớn, vì rác bị đông cứng bên trong băng và việc phá vỡ các khối băng để lấy rác ra không hề dễ dàng. Ông cho biết, phải mất hai ngày mới đào được một thi thể gần Đèo Nam bị đóng băng ở tư thế đứng sâu trong băng. Giữa chừng, nhóm phải rút lui về các trại thấp vì thời tiết xấu đi, rồi sau đó lại tiếp tục leo lên đào băng để mang thi thể xuống đất, khi thời tiết tốt hơn.

Một thi thể khác ở độ cao hơn nhiều, 8.400 mét và nhóm này phải mất 18 giờ để kéo về đến Trại 2, nơi một chiếc trực thăng đã đón sẵn. Các thi thể được đưa bằng máy bay đến Bệnh viện Đại học Tribhuvan ở Kathmandu để nhận dạng.
Một thi thể khác ở độ cao hơn nhiều - 8.400 mét, và nhóm này phải mất 18 giờ để kéo về đến Trại 2, nơi một chiếc trực thăng đã chờ sẵn. Các thi thể được đưa bằng máy bay đến Bệnh viện Đại học Tribhuvan ở Kathmandu để nhận dạng.

Trong số 11 tấn rác được dọn đi, ba tấn rác có thể phân hủy được đưa đến các ngôi làng gần chân núi Everest và 8 tấn còn lại được khuân vác và yak chở đến Kathmandu bằng xe tải. Tại đó, rác được phân loại để tái chế tại một cơ sở do Agni Ventures điều hành.
Trong số 11 tấn rác được dọn đi, 3 tấn rác có thể phân hủy được đưa đến các ngôi làng gần chân núi Everest và 8 tấn còn lại được chở đến Kathmandu bằng xe tải. Tại đó, rác được phân loại để tái chế ở một cơ sở do Agni Ventures điều hành.
“Chất thải lâu đời nhất mà chúng tôi nhận được là từ năm 1957, đó là pin sạc cho đèn pin”.  Sở dĩ người leo núi lại để lại rác là vì ở độ cao đó, cuộc sống rất khó khăn và oxy rất thấp . Vì vậy, những người leo núi và những người hỗ trợ họ tập trung nhiều hơn vào việc tự cứu mình”, Khadga nói.
“Chất thải lâu đời nhất mà chúng tôi nhận được là từ năm 1957, đó là pin sạc cho đèn pin”. Sở dĩ người leo núi để lại rác là vì ở độ cao đó, cuộc sống rất khó khăn và oxy rất thấp. Vì vậy, những người leo núi và những người hỗ trợ họ tập trung nhiều hơn vào việc tự cứu mình” - Khadga nói.

Nepal là quốc gia có 8 trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới và chào đón hàng trăm nhà thám hiểm vào mỗi mùa xuân khi nhiệt độ ấm áp và gió thường êm dịu.  Năm nay, Nepal đã cấp hơn 900 giấy phép cho các nhà leo núi, trong đó có 419 giấy phép lên đỉnh Everest, thu về hơn 5 triệu USD.  Theo báo cáo sơ bộ cho đến nay, đã có gần 10 người chết trên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Thông tin người kém may mắn nhất được thông báo vào ngày 24/5 là nhà leo núi người Anh Dan Paterson, 40 tuổi và hướng dẫn viên người Nepal Pastenji Sherpa, 23 tuổi đã leo đến đỉnh thì không nhận được tin tức gì kể từ đó.  Trước đó, chính quyền Nepal còn cho biết một nhà leo núi người Kenya được xác nhận đã chết trên đỉnh Everest. Ngoài ra, còn có 2 nhà leo núi người Mông Cổ, một người Romania, 3 người Nepal và 2 hướng dẫn viên khác thiệt mạng...  Năm ngoái, hơn 600 nhà leo núi đã lên tới đỉnh Everest, nhưng đây cũng là mùa nguy hiểm nhất trên núi với 18 người tử vong.
Nepal là quốc gia có 8 trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới, và chào đón hàng trăm nhà thám hiểm vào mỗi mùa xuân, khi nhiệt độ ấm áp và gió thường êm dịu. Năm nay, Nepal đã cấp hơn 900 giấy phép cho các nhà leo núi, trong đó có 419 giấy phép lên đỉnh Everest, thu về hơn 5 triệu USD. Theo báo cáo sơ bộ cho đến nay, đã có khoảng 10 người chết trên đỉnh núi cao nhất thế giới này. Năm ngoái, hơn 600 nhà leo núi đã lên tới đỉnh Everest, nhưng đây cũng là mùa nguy hiểm nhất trên núi với 18 người tử vong.

Trọng Trí (theo AP, CNN, Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI