'Quan niệm phá đi xây lại y chang công nghiệp chăn nuôi, tôi thịt con này thì sẽ nuôi con khác thế vào. Nhưng việc bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản không phải, không giống công nghệ chăn nuôi' - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Sau bao nhiêu thế hệ nữa, chúng ta sẽ ăn hết cái vốn gốc đấy, và khi không còn gì trong tay để làm nền tảng cho phát triển, chúng ta sẽ làm gì?
Cho máy xúc, máy ủi vào san lấp ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, khác gì đâm một nhát dao chí mạng vào hệ sinh thái, vào cơ thể “Mẹ rừng”
Dự án Tam Đảo II được khởi công cuối năm 2016 nhưng PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Ủy viên Hội đồng Thẩm định nói rằng tới năm 2018, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mới được duyệt.
Từ câu chuyện Tam Đảo II, chuyên gia bảo tồn Trần Lê Trà chỉ ra rằng: “Chính nhận thức sai lệch cũng như những quy định thiếu chặt chẽ đã khiến du lịch sinh thái bùng nổ một cách thiếu kiểm soát như hiện nay”.
Những phân khu bảo vệ rừng quốc gia được vạch ra theo quy định trước đây, bằng một cách nào đó, đã không còn ranh giới, mờ nhòe trắng - đen…
Tại sao một dự án lớn như Tam Đảo II, liên quan đến nhiều bộ, ngành mà lại đầy sai phạm, thiếu hụt những thủ tục pháp lý mang tính bắt buộc, lại vượt qua tất cả để đi vào thực tiễn?
Trong những ngày tháng lần theo hồ sơ các sai phạm của dự án Tam Đảo II, nhóm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM đã bị đeo bám, gây áp lực ở khắp các tỉnh thành - điều chưa từng có tiền lệ trong làng báo.
Quay trở lại chuyện tiếp cận bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tam Đảo II thuộc Tập đoàn Sun Group, cuối cùng, chúng tôi đành chấp nhận thực tế: không thể lấy đầy đủ, nguyên vẹn bản báo cáo này.
Những cánh rừng được trồng ‘đền bù’, nếu có là sự thật, cũng không thể có giá trị về môi trường như rừng tự nhiên. Điều đó đã được khoa học chứng minh từ lâu.
Với tất cả những thông tin mà chúng tôi có được thì đến giờ này, dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng.
Trên cả nước, hiện có rất nhiều dự án mang danh cải tạo, tôn tạo hoặc phát triển du lịch, nhưng bản chất chỉ là những dự án bất động sản.
Những cánh rừng ở Tam Đảo II được xếp vào loại rừng giàu theo cách phân loại lâm sinh. Hơn 300 héc-ta của vùng dự án du lịch sinh thái của Tập đoàn Sun Group lại thuộc khu vực giàu có về đa dạng sinh học.
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng - cho rằng, hệ thống luật pháp của ta chưa chặt chẽ, dẫn đến việc có rất nhiều dự án 'lách' được, không phải thông qua Quốc hội.
"Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không thuộc về các dự án quốc phòng an ninh thì không phải bí mật. Khi đã không phải bí mật thì cần phải công khai" - Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, nói.
"Báo Phụ Nữ TP.HCM thông cảm cho bộ. Nếu các đơn vị, phóng viên nào cũng đòi “xin” thông tin ĐTM, “xin” chi tiết quá thì bộ bị ảnh hưởng" - ông Trịnh Xuân Quảng - Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền nói.
Theo ông Trịnh Lê Nguyên - Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, công thức của cái gọi là “du lịch sinh thái” của hầu hết các dự án ở nước ta hiện nay là bóc lột thiên nhiên: chặt cây, san đất, xây biệt thự...
Với mong muốn phản ánh thông tin đầy đủ, khách quan, ngày 6/8, Báo Phụ Nữ TP.HCM đã gửi công văn số 160 đến Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Tam Đảo II.
Trước đây, khi có dự án đầu tư vào Tam Đảo II, chính GS-TS Đặng Huy Huỳnh cùng nhiều nhà khoa học khác đã lên tiếng về việc phải giữ gìn, bảo tồn thiên nhiên tại nơi này.
Chùa Địa Ngục giữa rừng quốc gia Tam Đảo nhiều lần được giới thiệu là chùa cổ, do sư Thích Thanh Toàn tìm thấy qua… giấc mơ. Thực tế ngôi ‘chùa cổ’ ấy trông như thế nào?
Từ Nepal, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM, sư thầy Huyền Diệu khẳng định ông không hề liên quan gì đến Sun Group như lời Giám đốc truyền thông tập đoàn này tuyên bố.
Chỉ một ngôi chùa giả, một ông sư từng bị đuổi khỏi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mà đã khuynh đảo, vô hiệu hóa toàn bộ các cơ quan chức năng suốt hàng chục năm qua thì...
Một dự án mang tên du lịch sinh thái đã lọt lòng ngay giữa vùng lõi rừng quốc gia. Đó là thực tế cụ thể nhất, sáng rõ nhất mà cũng bất chấp, thách thức mọi khuyến nghị ảnh hưởng môi trường.
Đại đức Thích Thanh Toàn phải sám hối Đại Tăng, thôi trụ trì chùa Nga Hoàng trong 3 tháng, không được hoạt động tín ngưỡng tâm linh tại chùa Địa Ngục.
Trước khi làm trụ trì tại chùa Nga Hoàng, Đại đức Thích Thanh Toàn từng tu học tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nhưng sau đó bị "trục xuất".