PNO - Sau “Rừng thế mạng” - phim điện ảnh đầu tay trong sự nghiệp, Thanh Trực xuất hiện trong “Chuyện ma gần nhà”, phim chiếu hậu tết. Hai bộ phim ở hai thể loại, hai dạng nhân vật khác nhau, giúp Thanh Trực có được trải nghiệm đáng quý trong nghề.
Phóng viên: Trên phim Rừng thế mạng, nhân vật Kiên do anh đảm vai trải qua thời khắc sinh tử, cô độc giữa rừng. Quá trình để nhập tâm vào nhân vật và thoát vai sau đó diễn ra thế nào?
Diễn viên Thanh Trực: Đối với nhiều diễn viên, có thể mọi người sẽ bị ám ảnh chuyện thoát vai sau khi phim đóng máy. Nhưng với tôi, giai đoạn đó không khó, mà quá trình để hóa thân vào nhân vật khiến tôi thấy áp lực nhiều hơn.
Chúng tôi có khoảng 6 tháng trước khi phim bấm máy, trong đó 2 tháng để thảo luận kịch bản và 4 tháng còn lại để các diễn viên hóa thân vào nhân vật. Để vào vai Kiên, tôi phải rèn luyện thể lực và trải qua quá trình giảm cân khắc nghiệt. Nhưng điều khiến tôi áp lực là việc phải tập quen với sự cô lập. Một khoảng thời gian dài, tôi không liên lạc với ai, kể cả người thân trong gia đình. Tôi sống trong căn nhà riêng, từng ngày trôi qua trong cô độc. Ở những ngày quay đầu tiên, tôi cũng được dặn hạn chế tiếp xúc với các thành viên để giữ được tâm lý nhân vật.
Sau khi hoàn thành, chuỗi ngày hóa thân đầy khó khăn cho tôi nhận ra nhiều điều. Tôi hiểu mình có thể vượt qua những thử thách mà bản thân chưa từng nghĩ đến như leo thác, ăn ếch sống, ăn cỏ dại, rong rêu... Tôi biết nội lực bên trong mình mạnh mẽ và chỉ cần cố gắng, tôi có thể vượt qua.
* Điều gì thôi thúc anh chấp nhận toàn bộ những thử thách của Rừng thế mạng?
- Đây là vai diễn đầu tiên của tôi ở màn ảnh rộng, lại là vai chính. Niềm vinh dự này buộc tôi phải tự đặt cho bản thân áp lực phải hoàn thành. Những ngày đầu đến đoàn phim, tôi có phần tự ti vì xung quanh nhiều bạn khác đã thành công nhất định, trong khi tôi chỉ mới xuất hiện trên web drama với những vai nhỏ, hài hước. Tôi biết mọi người chưa thật tin vào năng lực của tôi vì tôi non kinh nghiệm và một phần do vai Kiên khá khó. Nhưng thay vì sợ sệt, tôi tập trung toàn lực cho vai diễn để thuyết phục ê-kíp, khán giả và chính mình rằng cứ làm tốt nhất có thể, nỗ lực sẽ được ghi nhận.
* Hành trình của nhân vật Kiên trên phim trải qua nhiều áp lực, cuộc sống đời thường của anh có áp lực như thế?
- Tôi thường không áp lực từ ngoại cảnh mà áp lực bởi chính bản thân mình. Ví dụ đến một ngày nào đó, tôi thấy mình lặp đi, lặp lại một nét diễn trên các web drama, gameshow hài, tôi vẫn sẽ thấy vui vì khán giả biết đến và yêu thương. Nhưng lâu dài, tôi nghĩ không diễn viên nào muốn thấy mình một màu sắc và giẫm chân tại chỗ. Ai cũng muốn hướng đến những cột mốc cao hơn, đạt được những thành công mới.
Khoảng thời gian giữa năm 2018 đến giữa 2019, tôi dừng mọi dự án để tập trung cho phần bên trong của mình. Kể từ khi nhận giải á quân tại cuộc thi Gương mặt điện ảnh (năm 2017), tôi tham gia nhiều dự án với cùng dạng vai hài hước. Một thời gian, tôi thấy cần phải thay đổi. Tôi dừng lại và đọc sách nhiều hơn, xác định lại con đường mà bản thân muốn đi và chăm chỉ casting, tìm kiếm cơ hội tham gia phim ảnh. Có thời điểm, khó khăn nhiều đến mức tôi suy sụp và nghĩ đến chuyện đi làm công việc nào khác ổn định hơn. Nhưng sau cùng, diễn xuất giúp tôi hoàn thiện bản thân, sống vui vẻ. Nếu một ngày không được làm nghề, tôi như con cá bị vớt ra khỏi hồ nước, sống thoi thóp, âu lo.
* Sau Rừng thế mạng, anh tham gia Chuyện ma gần nhà, dự án đó, anh hóa thân vào nhân vật thế nào?
- Nếu trong Rừng thế mạng tôi là chàng sinh viên sống quyết liệt, có phần bốc đồng - gần giống với nét tính cách ngoài đời thật - thì trong Chuyện ma gần nhà, tôi hóa thân thành nhân vật hoàn toàn khác biệt. Đó là người đàn ông sinh vào năm 1965 và trưởng thành ở tuổi 30. Bối cảnh, đời sống xã hội, các sự kiện xảy ra vào thời điểm đó, tôi gần như không hiểu rõ. Tôi tìm đến các nguồn tư liệu trên internet và tâm sự, quan sát mẹ nhiều hơn vì bà lớn lên ở Sài Gòn cùng thời với nhân vật của tôi trên phim. Ngoài ra, thầy Hữu Tiến cũng cho tôi nhiều lời khuyên, chỉ dạy thêm để tôi vào vai tốt nhất.
* Ở Chuyện ma gần nhà, anh từng chia sẻ cơ hội đóng phim cùng nghệ sĩ Mạc Can là kỷ niệm khó quên trong đời vì được học thêm nhiều bài học. Đó là bài học nào?
Tôi gặp nghệ sĩ Mạc Can lần đầu tiên khi chú đến trường tiểu học của tôi biểu diễn ảo thuật. Đến năm 26 tuổi, tôi lại được gặp chú với tư cách là đồng nghiệp. Chú Mạc Can dạy cho tôi một điều mà tôi nhớ mãi, rằng nếu cuộc sống cá nhân có trắc trở, vui buồn ra sao thì khi diễn, người diễn viên cũng không được thể hiện cảm xúc mình hiện có, mà phải diễn tình huống của nhân vật, sống cuộc đời của nhân vật. Như trường hợp của chú, đôi chân đau nhức bình thường không thể đi lại nhưng chỉ cần kêu “Máy chạy!” là chú đứng dậy và diễn như thể chẳng có nỗi đau nào hiện hữu.
* Sau hai phim điện ảnh đã tham gia, đâu là vai diễn mà anh muốn thử thách bản thân trong thời gian tới?
- Trong sự nghiệp, tôi muốn thể hiện nhiều dạng nhân vật khác nhau. Nhưng hiện tại, tôi muốn tham gia vai diễn người lính trong chiến tranh và các dự án phim về chiến tranh. Tôi không rõ vì sao mình thích điều này, nhưng nhiều lần tôi thấy bản thân như có sự kết nối vô hình với phim khai thác về đề tài chiến tranh Việt Nam. Tôi dễ xúc động khi xem những bộ phim khắc họa lại hình ảnh đất nước thời kỳ gian khó.
* Điện ảnh Việt từng có những trường hợp xuất hiện gây ấn tượng nhưng sau đó, khán giả không thấy họ trên phim ảnh, anh có lo lắng điều đó?
- Điều quan trọng là người diễn viên mong muốn gì. Nếu họ toàn tâm với điện ảnh, không xao nhãng thì sau dự án đầu tay ấn tượng, họ sẽ có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn. Còn nếu vai diễn là sự ăn may và điện ảnh không phải là con đường duy nhất họ muốn lựa chọn, thì việc họ "biến mất" sau đó chắc cũng dễ hiểu. Tôi sẽ đi thật chậm trên con đường của mình, trân trọng từng cơ hội, chậm nhưng chắc chắn, và không bao giờ dừng lại.
* Nhiều người mong cầu sự nổi tiếng khi làm nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng đủ thực lực và may mắn, anh kỳ vọng thế nào về con đường mình đang đi?
Với tôi, khi làm bất cứ công việc gì, thay vì nghĩ đến ngày đạt được thành công, tôi luôn cố gắng trong từng bước đi một. Nếu cứ cần mẫn, siêng năng, tôi nghĩ đến một ngày nào đó, khi đủ giỏi, tôi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Còn không, có lẽ, tôi cần cố gắng hơn nữa.
* Năm nay anh có về quê đón tết?
- Hồi tôi còn nhỏ, gia đình chuyển từ Bến Tre lên Sài Gòn. Những mùa tết năm đó, khi mọi người trong xóm bắt đầu về quê ăn tết, nhà tôi cũng về. Mỗi năm qua đi dù có đủ, thiếu như thế nào, đến cuối năm, mẹ cũng muốn gia đình đón tết cùng bà con ở quê. Mẹ nói nếu không còn ông bà thì ở quê cũng còn bà con chòm xóm, còn hương linh của những người thân đã khuất.
Trở về nhà - ý niệm bình yên này đã được mẹ gieo vào lòng tôi từ ngày bé, để bây giờ, mùa tết là mùa tôi dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Tết với tôi là lúc để về quê ôn lại những kỷ niệm và gặp lại bà con.
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Trong chặng đường cuối của “Chị đẹp đạp gió”, một số tiết mục mang dấu ấn văn hóa truyền thống ở các vùng miền được làm mới khiến khán giả yêu thích.
Dù không rình rang như phim chiếu rạp, trên màn ảnh nhỏ mùa tết này cũng diễn ra một cuộc đua ngầm khá thú vị.
Nhà hát Thanh Niên chỉ trình làng 1 vở diễn mới trong mùa tết là "Tung hoàng Pattaya". Vở hài kịch xoay quanh những drag queen người Việt tại Pattaya (Thái Lan).
Đại sứ Pháp tại Việt Nam - Olivier Brochet cho biết 16 phim được chọn giới thiệu dịp này sẽ mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm hấp dẫn, cảm xúc.
Cuộc thi Hoa hậu Trăng khuyết Việt Nam 2025 là sân chơi dành cho phụ nữ khuyết tật; nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng và nghị lực của họ.
2 quán quân Học viện Cải lương là Hùng Vương và Mỹ Lệ có thư gửi đến Báo Phụ nữ TPHCM, phản ánh về việc chưa nhận được giải thưởng.
Ca sĩ Phúc Anh vừa ca mắt MV “54 dân tộc Việt Nam” và khởi động dự án thiện nguyện cùng tên.
Những thước phim đầu tiên từ "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" vừa được tung ra hứa hẹn đây sẽ là 1 tác phẩm đáng chờ đợi trong năm.
Nối tiếp những tác phẩm rối nước phong cách mới, nhà hát nghệ thuật Phương Nam trình làng vở Giấc mơ nàng tiên cá ...
Vốn thuần thục tiếng Anh nhưng khi thể hiện ca khúc trong dự án hợp tác đặc biệt, Tóc Tiên thấy việc hát ngoại ngữ là một trong nhiều trở ngại.
Nhà hát Kịch sân khấu Nhỏ 5B ra mắt vở diễn tết là vở kịch thiếu nhi "Cây bút thần".
Sản phẩm mới của nam rapper có màu sắc âm nhạc khá đặc biệt so với các sản phẩm trước đó, lẫn thị trường nhạc tết năm nay.
Tại “Làn sóng xanh 2024”, HIEUTHUHAI gây bất ngờ lớn khi lần đầu tiên thắng giải Nam ca sĩ/Rapper của năm và Nam ca sĩ/Rapper được yêu thích nhất.
Gần đây, show truyền hình thực tế về nông thôn, nông dân xuất hiện khá nhiều. Về quê làm giàu là chương trình mới đi theo hướng này.
Thời gian gần đây, nhiều đoàn phim gây dấu ấn với những hoạt động thiện nguyện sau màn ảnh.
Tết này, đoàn Rối Rồng Phương Nam (nhà hát nghệ thuật Phương Nam) chiêu đãi khán giả vở “Giấc mơ nàng tiên cá”.
Bên cạnh những tiết mục âm nhạc, hài kịch, thời trang, các đơn vị tổ chức cũng có những thông điệp, hành động ý nghĩa trao gửi đến khán giả.
"Thủ lĩnh sống xanh" là chương trình mới, hướng tới mục tiêu lan toả thông điệp về bảo vệ môi trường, nhằm vào đối tượng khán giả trẻ.