Diễn biến bất ngờ sau thỏa thuận hạt nhân Iran

14/04/2015 - 07:14

PNO - PN - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13/4 đã ký sắc lệnh dỡ bỏ việc cấm giao hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 của Nga cho Iran theo một thỏa thuận trước đó giữa hai nước.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dien bien bat ngo sau thoa thuan hat nhan Iran

Dien bien bat ngo sau thoa thuan hat nhan Iran

Hệ thống tên lửa S-300 là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới hiện nay - Ảnh: RT, Getty Images

Quyết định của Điện Kremlin được cho là đã tận dụng thỏa thuận hạt nhân các nước phương Tây mới ký với Tehran để thực hiện một hợp đồng bán vũ khí đã bị gác lại 8 năm trước do áp lực của quốc tế. Ngày 2/4, sau tám ngày đàm phán căng thẳng ở Thụy Sĩ, Iran và các nước P5+1 đã đạt được một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Thỏa thuận này nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran để ngăn chặn quốc gia này có khả năng phát triển bom hạt nhân, đổi lại, phương Tây phải dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt.

Năm 2007, Nga ký hợp đồng trị giá 800 triệu đôla bán cho Iran 5 khẩu đội tên lửa phòng không hiện đại S-300, một hành động tăng cường đáng kể khả năng quân sự của nước cộng hòa Hồi giáo Iran và gây nên mối quan ngại sâu sắc từ phía Israel.

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 13/4, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho rằng quyết định của Nga nhằm khởi động thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực “đã gây nên những mối quan ngại về lệnh trừng phạt Iran”. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan ngại với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov liên quan tới quyết định gây tranh cãi của Nga.

Cùng ngày, Israel cũng đã lên án quyết định trên của Nga, đồng thời cho rằng động thái của Moscow là một bằng chứng cho thấy Tehran đã tìm thấy được “vai trò chính thức” của mình sau các cuộc đàm phán hạt nhân.

Hệ thống tên lửa S-300, với tầm bắn lên tới 200 km, có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, là một trong những vũ khí phòng không mạnh nhất trên thế giới hiện nay.

Trước phản ứng gay gắt từ phía Washington và Tel Aviv, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng "S-300 hoàn toàn là một vũ khí phòng thủ, không thể phục vụ các mục đích tấn công, và sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn của bất cứ quốc gia nào, kể cả Israel".

THANH HẢI
(Theo AP, AFP)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI