Điểm tựa cho người nghèo mất nhà

02/03/2014 - 11:00

PNO - PN - Với luật về tiền trả góp hà khắc của Tây Ban Nha, mỗi ngày có đến hàng trăm gia đình bị trục xuất khỏi căn nhà họ đang ở vì không kham nổi tiền trả góp. Đã vậy, họ vẫn phải trả tiền lãi dù nhà đã bị tịch thu. Trong...

edf40wrjww2tblPage:Content

Năm 2009, Ada Colau thành lập tổ chức Điểm tựa cho những người bị ảnh hưởng bởi tiền trả góp (PAH - Platform for People Affected by Mortgages) sau khi chứng kiến làn sóng tự tử của những người bị trục xuất khỏi nơi cư ngụ. Ermina Pacheco là một phụ nữ đã “kêu cứu” với tổ chức PAH. Hai năm trước, tiền nhà trả góp của cô từ 800 euro đã “đội” lên gần 2.000 euro/tháng. Từ đó, chồng cô mắc chứng lo âu, mất ngủ, phải vào bệnh viện tâm thần. Ermina rất phẫn nộ vì cho rằng chính phủ đã đẩy gia đình mình vào tình trạng này. Họ khuyến khích cô mua nhà, giờ lại đẩy lãi suất lên đỉnh điểm khiến cô và nhiều người mất khả năng chi trả.

Với một số thành viên chính phủ, Ada Colau là một phụ nữ có giọng nói the thé, tính cách khó chịu, dám đương đầu với các vị chính khách tai to mặt lớn, cả gan gọi Hiệp hội ngân hàng Tây Ban Nha là “tội phạm” trong một cuộc chất vấn ở quốc hội năm 2013. Nhưng, với người dân Tây Ban Nha đang sống trong khủng hoảng vì không thể thanh toán tiền nhà, Ada là một thiên thần. Tổ chức PAH của Ada đã hỗ trợ họ không chỉ về tinh thần, mà còn hướng dẫn pháp lý, ngăn chặn hàng trăm cuộc trục xuất, gây áp lực cho chính phủ để kêu gọi thay đổi luật về ngân hàng. Đến nay, PAH đã hỗ trợ được cho 65 gia đình ở Catalonia và 150 gia đình trên khắp đất nước. PAH huy động mọi người biểu tình, cùng nhau ngăn chặn được khoảng 1.000 cuộc trục xuất người nghèo khỏi nhà của họ. PAH thu được 1,4 triệu chữ ký đề nghị chính phủ sửa đổi luật về tiền trả góp nhà.

Diem tua cho nguoi ngheo mat nha

Có tỷ lệ thất nghiệp chỉ đứng sau Hy Lạp tại châu Âu, người Tây Ban Nha đang phải sống trong nỗi sợ hãi bị mất việc, vì sẽ dẫn đến mất nhà. Trước đây, điều này chỉ ảnh hưởng đến những người nhập cư làm trong ngành xây dựng và các gia đình có thu nhập thấp, nay đã lan rộng đến mọi thành phần trong xã hội. Một giáo sư luật tại Barcelona cho biết: “Tây Ban Nha có chính sách về nhà cửa tệ nhất châu Âu. Luật trả góp tiền nhà cũng khắc nghiệt nhất, người dân phải tiếp tục trả tiền lãi, tiền phạt ngay cả khi họ đã bị trục xuất. Tuyên bố phá sản không được, nên người ta cứ luẩn quẩn với món nợ không thoát ra được”.

Sau cuộc chất vấn trước quốc hội của Ada, số người ủng hộ cô trên Twitter đã tăng từ 8.000 lên đến 100.000, một số còn có ý định bỏ phiếu cho cô để thay đổi bộ máy chính trị hiện hành. Nhờ vậy, ngân hàng cũng ”chùn tay” trong việc trục xuất và mềm mỏng hơn khi trao đổi với người vay tiền.

Ada Colau, 39 tuổi, là một nhà hoạt động xã hội từ những năm tháng còn là sinh viên ngành triết học. Cô từng trải qua nhiều công việc để kiếm sống. Cô có con trai hai tuổi với người bạn đời là một nhà kinh tế học, hiện cũng chuyển sang hoạt động xã hội với cô. Năm 2013, cô nhận được giải thưởng Công dân châu Âu do Nghị viện châu Âu trao tặng.

 PHAN QUỲNH DAO
(Theo BBC và New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI