Dù rất nhiều loại thực phẩm khoái khẩu, được nhiều người ưa thích, nhưng việc ăn chúng quá nhiều hàng ngày chắc chắn sẽ khiến cơ thể bạn phải gánh chịu hậu quả. Sau đây là những loại thực phẩm bạn cần hạn chế sử dụng nếu không muốn bị ngộ độc và tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.
Bắp rang bơ quay lò vi sóng
Bắp rang bơ quay lò vi sóng là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là trong những buổi tối sum họp gia đình, quây quần thưởng thức một bộ phim yêu thích. Tuy nhiên, bạn phải hết sức cẩn thận với loại thực phẩm này.
Người ta từng cho rằng việc hít mùi thơm từ gói bắp rang bơ tỏa ra có thể gây ung thư phổi. Điều này đã được chứng minh là sai, nhưng khoa học lại tìm thấy một "tử thần" khác. Chất độc này nằm trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viền keo dán quanh túi cũng có thể tiết ra những chất cực độc khi túi bỏng được quay nóng.
Thịt đỏ nướng
Gần như tất cả mọi người đều mê mệt món bít -tết nướng than mềm, mọng nước và thơm lừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện cách chế biến thịt bò kiểu này sẽ làm giải phóng các amine heterocylic, một chất sinh ung thư phổ biến. Còn theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc nấu thịt ở nhiệt độ rất cao như trên than sẽ tạo ra những chất sinh ung thư mạnh và làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Đường tinh luyện
Khi cầm trên tay một chiếc bánh quy thơm lừng được làm bằng bột và đường tinh luyện, tốt nhất là bạn nên nghĩ lại và đặt nó xuống. Không phải là vì nguy cơ sâu răng hay tăng cân đơn giản. Trên thực tế, chúng ta đang tiêu thụ nhiều đường tinh luyện hơn bao giờ hết, và điều này thực sự nguy hiểm.
Không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường mà đường tinh luyện còn là tác nhân gây ra nhiều dạng ung thư như ung thư vú, tiền liệt, bàng quang, tuyến tụy và trực tràng, trang Cancercenter.com khuyến cáo.
Khoai tây chiên dạng lát
Ai lại không thích những lát khoai tây chiên vàng rụm, giòn tan cơ chứ? Thế nhưng đừng quên rằng chúng luôn được chiên ngập dầu và chứa lượng chất béo cực cao, đó là chưa kể các chất tạo hương nhân tạo và chất bảo quản nữa. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khi được chiên ở nhiệt độ cao, một hoạt chất có tên acrylamide sẽ được sản sinh, đây là chất gây ung thư thường được tìm thấy ở thuốc lá.
Soda
Ai lại không thèm một ly soda mát lạnh trong một ngày nóng vã mồ hôi cơ chứ? Tuy nhiên, loại thức uống khoái khẩu này lại đẩy bạn tới chỗ nguy hiểm. Theo Trường Đại học Sức khỏe cộng đồng John Hopkins Bloomberg, việc uống hơn 1 ly soda mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ và sản sinh ra nhiều 4-methylimidazole, một chất có khả năng gây ung thư.
Gừng héo
Gừng là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Trứng
Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm salmonella. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc xảy ra bạn nên nấu chín trứng trước khi ăn. Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.
Thịt lợn
Thịt lợn cũng là một trong những thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Nếu thịt lợn mà chưa được nấu chín rất có thể dẫn đến một loại bệnh gọi là bệnh giun xoắn do một loại ký sinh trùng có trong thịt lợn gây ra. Loại ký sinh trùng này lây nhiễm qua đường tiêu hóa và gây ra những triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác nhau.
Giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số người đã lợi dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.
Khoai tây nảy mầm
Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.
Các loại cải lá
Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta thái thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
Mai Hoa