Điểm danh 5 loại trái cây nhắc là nhớ đến miền Tây

15/06/2021 - 11:40

PNO - Cà na có vị chua chát, trái bình bát ăn nhằn hột phát mệt... nhưng mỗi khi nhắc hay nhớ đến, người đã từng thưởng thức không thể không nhớ đến.

Cây quách hay còn gọi là cây gáo có chung họ với cây cần thăng. Trước đây là một loài cây mọc tự nhiên khắp Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng dần dà chỉ còn vài ba nhà trồng chơi để lấy bóng mát ở các nơi như Chợ Gạo (Tiền Giang) hay Giồng Trôm (Bến Tre).
Cây quách hay còn gọi là cây gáo có chung họ với cây cần thăng, trước đây là một loài cây mọc tự nhiên khắp Nam kỳ lục tỉnh. Dần dà chỉ còn vài ba nhà ở các nơi như Chợ Gạo (Tiền Giang) hay Giồng Trôm (Bến Tre) trồng cây quách để lấy bóng mát. Mùa của trái quách kéo dài từ tháng 10 đến tháng Giêng Âm lịch.
Trước đây, người Kh’mer ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trồng rất nhiều cây quách. Cây cao khoảng 5 - 7m, càng lâu năm thì trái càng sum sê. Từ tháng 10 âm lịch kéo dài cho ra giêng là mùa quách chín.Trái quách tròn tròn cỡ gáo dừa khô, có lẽ vì thế mà dân gian còn gọi nó là cây gáo hay trái gáo. Để đôi ba hôm cho đến khi trái quách chín muồi, da mốc trắng và tỏa mùi thơm rất đặc trưng là thưởng thức được. ‘’Giống như trái sầu riêng, trái quách khi chín tự nhiên rụng vào ban đêm. Sáng sớm, tôi chỉ cần ra vườn lượm vô là mang ra bày bán trước cửa nhà chứ không cần leo lên cây hái. Trái nào chưa rụng mà hái xuống có khi còn sống ăn nghe vị chát chát’’, cô Tám Hướng ở xã Bình Ninh (H.Chợ Gạo) chia sẻ.
Trái quách có vỏ ngoài cứng nên khi rơi xuống đất không bị bể. Bên trong trái là cơm mềm màu nâu như màu me chín. Hạt của trái quách nhỏ hơn hạt lựu, khi ăn có vị chua, ngọt, bùi cùng mùi thơm đặc trưng.
Cà na là loại cây thường mọc ven các kênh, mương ở miền Tây. Giờ, người miệt vườn đã khai thác loại cây này vì giá trị kinh tế mang lại.Cà na hay còn có tên gọi khác là quả trám (miền Bắc), gián quả, thanh quả... là một loại cây thuộc chi Trám. Trám có 2 loại: trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl). Quả cà na chính là loại trám trắng.
Cà na thường mọc ven các kênh, mương ở miền Tây. Mùa thu hoạch trái thường vào tháng 7-8 Âm lịch. 
Trái cà na có màu xanh, kích thước nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Trái có vị chua, chát đậm. Để ăn được, người dân miệt vườn thường rạch vài đường trên trái, rồi ngâm hay luộc cùng muối để giảm vị chua chát, rồi ngâm đường hay trộn cùng muối ớt.
Trái cà na có màu xanh, kích thước nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Trái có vị chua, chát đậm. Người dân miệt vườn thường rạch vài đường trên trái, sau đó đem ngâm hay luộc cùng muối để giảm vị chua chát, rồi ngâm đường hay trộn cùng muối ớt để ăn.
Bình Bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Trái có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Quả có thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn giải nhiệt ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi
Bình bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Trái bình bát có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, có mùi thơm nhẹ. 
Bình Bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Trái có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Quả có thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn giải nhiệt ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi
Không chỉ mùi thơm mà phần ruột trái bình bát sau khi tách vỏ cũng khá giống với mãng cầu na. Tuy nhiên, bình bát có nhiều múi và hạt lớn, cơm mỏng, khi ăn phải nhằn hột nên nhiều người chọn cách dầm bình bát cùng đá đường để thưởng thức. 
Trái bần có tên khoa học là Sonneratia caseolaris (L.) Engl.(S.acida L.f), thuộc họ Bần (Sonneratiaceae). Nó được tìm thấy nhiều trong các bãi bùn thủy triều nhiệt đới trải dài từ châu Phi đến Indonesia.Trái bần có hình tròn, hơi dẹt và có vị chua. Đuôi trái bần nhọn và phần cuống chỉa ra như các cánh ngôi sao. Lớp vỏ ngoài màu xanh lá cây khi còn non nhưng chuyển sang màu hơi vàng và thoảng hương thơm nhẹ khi chín.  Cây bần bắt đầu đâm hoa kết trái từ khoảng 3 tuổi: hoa có màu trắng hơi hồng và thường nở rộ vào tháng 6 đến tháng 9 âm lịch.
Trái bần có hình tròn, hơi dẹt và có vị chua. Khi trái còn non, lớp vỏ ngoài có màu xanh lá cây, khi trái chín, lớp vỏ này sẽ chuyển sang màu hơi vàng và thoảng hương thơm nhẹ. 
Trái bần chua tên khoa học là Sonneratia caseolaris, loại này rất phổ biến và thường mọc ở ven sông. Hình dạng trái to tròn, nhìn mọng và có vị chua kèm với độ giòn cứng. Vì thế, trái bần chua dù chín hay còn non thì cũng rất được ưa chuộng để nấu món canh chua.Quả bần có thể ăn sống, chấm muối ớt hoặc chấm mắm. Ngoài ra, loại quả này còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn có vị chua ngọt như canh chua.
Trái bần có thể ăn sống với muối ớt hoặc mắm, cũng có thể nấu trái bần cùng các nguyên liệu khác để có các món vị chua nhẹ như canh chua.
Thanh trà vốn là cây mọc hoang ở vùng Bảy Núi, An Giang, nhưng ngày nay đã được nhân giống, trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. Ảnh: Huỳnh Nhi
Thanh trà được trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. 
Trái chín màu vàng tươi, nhỏ, có mùi thơm như xoài, cóc chín, vị chua ngọt, thường được bóc vỏ chấm muối ớt ăn trực tiếp hay làm nước giải khát, dầm đá, làm mứt trái cây. Người miền Tây còn dùng thanh trà để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho cá, tuy nhiên loại trái này có giá khá cao và chỉ có theo mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch.
Thanh trà chín có màu vàng tươi, nhỏ, có mùi thơm như xoài chín, vị chua ngọt. Có thể ăn thanh trà cùng muối ớt hoặc dầm đá đường làm nước uống. 
Cây trâm chỉ là loài cây mọc hoang trên ruộng đồng, quanh hè nhà. Trâm tỏa bóng mát làm nơi trú nắng, nghỉ ngơi cho những người nông dân giữa buổi lao động trên đồng. Trâm trước sân nhà hay sau hè là nơi đám trẻ thường tụ tập vui chơi mỗi buổi trưa, buổi chiều tan học. Loài trái dại này mọc thành chùm, cơm thì mỏng, hạt lại to, trái vừa chín tới thì vừa ngọt và có vị chát làm tê đầu lưỡi… nhưng sao nhiều người lại mê. Có lẽ nó là thứ vừa rẻ vừa đủ vị vừa có màu tim tím lạ thường. Cái màu tím lạ thường ấy như màu mực học trò, còn vị ngọt chát ấy như cái thời dữ dội của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mà nó làm nhiều người khó mà quên được.
Trái trâm có vị ngọt, chát, mọc thành chùm, cơm mỏng, hạt to. Khi chín, trái có màu tím đậm.
Cây trâm chỉ là loài cây mọc hoang trên ruộng đồng, quanh hè nhà. Trâm tỏa bóng mát làm nơi trú nắng, nghỉ ngơi cho những người nông dân giữa buổi lao động trên đồng. Trâm trước sân nhà hay sau hè là nơi đám trẻ thường tụ tập vui chơi mỗi buổi trưa, buổi chiều tan học. Loài trái dại này mọc thành chùm, cơm thì mỏng, hạt lại to, trái vừa chín tới thì vừa ngọt và có vị chát làm tê đầu lưỡi… nhưng sao nhiều người lại mê. Có lẽ nó là thứ vừa rẻ vừa đủ vị vừa có màu tim tím lạ thường. Cái màu tím lạ thường ấy như màu mực học trò, còn vị ngọt chát ấy như cái thời dữ dội của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mà nó làm nhiều người khó mà quên được.
Mùa này, trái trâm được bán khá nhiều ở các tuyến đường Mai Chí Thọ, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ... với giá khoảng 20.000 đồng/100 gram.

Uyên Lâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI