Dịch sâu róm tàn phá rừng thông

15/08/2024 - 06:45

PNO - Hàng chục ha rừng thông ở Nghệ An đã bị sâu róm “vặt” trụi lá, khô lá chỉ sau hơn 1 tháng.

Clip: Hàng chục ha rừng thông bị sâu róm tàn phá
Từ giữa tháng 7 tới nay, tại khu vực rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc (đoạn giáp ranh giữa xã Nghi Quang và xã Nghi Yên) xuất hiện dịch sâu róm gây hại cây thông với diện tích lên đến hàng chục ha.
Từ giữa tháng Bảy đến nay, tại khu vực rừng phòng hộ huyện Nghi Lộc (đoạn giáp ranh giữa xã Nghi Quang và xã Nghi Yên) xuất hiện dịch sâu róm gây hại cây thông, diện tích bị tàn phá lên đến hàng chục ha.
Sau khoảng 1 tháng hoành hành, nhiều khu vực rừng thông đã bị sâu róm ăn trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông.
Sau khoảng 1 tháng sâu róm hoành hành, nhiều khu vực rừng thông đã bị chúng ăn trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông.
Nhiều cây thông bị khô hết lá, trơ trụi như bị chết khô.
Nhiều cây thông khô hết lá, trơ trụi như bị chết khô.
Sâu róm trưởng thành có màu xám, thân phủ lông dẹt, dày, chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn.... Thức ăn ưa thích của chúng là lá thông.
Sâu róm trưởng thành có màu xám, thân phủ lông dẹt, dày, chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn.... Thức ăn ưa thích của chúng là lá thông.
Nhiều cây thông bị sâu róm ăn, cắn phá chỉ còn lại mỗi thân cây. Lá cây rơi xuống mắc kẹt trên các cành cây, trở thành điểm lý tưởng để sâu đóng kén.
Nhiều cây thông bị sâu róm ăn, cắn phá chỉ còn lại mỗi thân cây. Lá cây rơi xuống mắc kẹt trên các cành cây, trở thành điểm lý tưởng để sâu đóng kén.
Sâu róm xuất hiện dày đặc dưới nhiều gốc cây thông.
Sâu róm xuất hiện dày đặc dưới nhiều gốc cây thông.
Ông Trần Văn Trường - Phó ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc - cho biết, cây thông thường có nhiều sâu róm, song mật độ thường chỉ ở mức 7-10 con/cây. Tuy nhiên, dịp này sâu xuất hiện dày đặc với mật độ 300-400 con/cây, trở thành dịch gây hại cho rừng thông.
Ông Trần Văn Trường - Phó ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc - cho biết, cây thông thường có nhiều sâu róm, song mật độ thường chỉ ở mức 7-10 con/cây. Tuy nhiên, dịp này sâu xuất hiện dày đặc với mật độ 300-400 con/cây, trở thành dịch gây hại cho rừng thông.
Theo ông Trường, nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm là do thời gian vừa qua thời tiết nhiều sương mù, nắng mưa đan xen, độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng nhanh.
Theo ông Trường, nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm là do thời gian vừa qua thời tiết nhiều sương mù, nắng mưa đan xen, độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sâu sinh trưởng nhanh.
Ngay sau khi phát hiện dịch sâu róm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc đã tiến hành phun chế phẩm sinh học VBT trên diện tích gần 200ha rừng thông. Tuy nhiên, mật độ sâu róm trên cây vẫn còn khá nhiều.
Ngay sau khi phát hiện dịch sâu róm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc đã phun chế phẩm sinh học VBT trên diện tích gần 200ha rừng thông. Tuy nhiên, số lượng sâu róm trên cây vẫn còn khá nhiều.
“Vòng đời của sâu róm kéo dài khoảng 50 ngày. Hiện sâu đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới nên chúng tôi tạm dừng không phun thuốc nữa. Thay vào đó, đơn vị đang chuẩn bị đèn và các vật dụng làm các điểm đèn để bắt bướm” - ông Trường nói.
“Vòng đời của sâu róm kéo dài khoảng 50 ngày. Hiện sâu đã bắt đầu đóng kén chuẩn bị vòng đời mới nên chúng tôi tạm dừng, không phun thuốc nữa mà chuẩn bị đèn và các vật dụng làm các điểm đèn để bắt bướm” - ông Trường nói.
Một số cây thông bắt đầu ra lá trên ngọn khi mật độ sâu giảm. Theo ông Trường, sâu róm mới chỉ ăn, cắn phá lá một chu kỳ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến cây. Tuy nhiên, nếu không khống chế được dịch, để sâu tiếp tục phát triển và “vặt” lá thêm nhiều chu kỳ sẽ nguy hại đến cây.
Một số cây thông bắt đầu ra lá trên ngọn khi mật độ sâu giảm. Theo ông Trường, sâu róm mới chỉ ăn, cắn phá lá một chu kỳ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến cây. Tuy nhiên, nếu không khống chế được dịch, để sâu tiếp tục phát triển và “vặt” lá thêm nhiều chu kỳ sẽ nguy hại đến cây.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI