“Địa ngục” của những người không biết vui, buồn

01/04/2016 - 14:52

PNO - Báo cáo mới đây của Tổ chức Giám sát nhân quyền, ở Indonesia có gần 19.000 bệnh nhân tâm thần đang bị xích, trói hoặc giam lỏng trong không gian chật chội...

Báo cáo mới đây của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) mang tên Sống trong địa ngục thực hiện ở Indonesia chỉ ra, gần 19.000 bệnh nhân tâm thần ở quốc gia này đang bị xích, trói hoặc giam lỏng trong không gian chật chội, dơ bẩn, thiếu thốn những điều kiện sinh hoạt thiết yếu nhất. Hệ thống y tế chăm sóc những đối tượng này bị bỏ ngỏ khiến cuộc sống của họ càng trở nên tăm tối.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Anh Saimun (45 tuổi, sống ở làng Ponorogo, Đông Java) bị bố mẹ giam lỏng ở một góc nhà để dễ kiểm soát mỗi khi anh lên cơn điên loạn, quấy phá. Hai chân anh đầy vết tích xiềng xích trong suốt 20 năm qua. Dân số 250 triệu người nhưng Indonesia chỉ có 600-800 chuyên viên trị liệu tâm lý, nghĩa là mỗi chuyên viên phải chăm sóc sức khỏe tinh thần từ 300.000-400.000 người dân.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Những bệnh nhân tâm thần sống trong cảnh đói khổ ở vùng quê Indonesia. Các quan chức chính phủ cho rằng, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh tâm thần của những người dân này là do họ bị bỏ đói, thiếu i-ốt và là những đứa con sinh ra từ loạn luân. Họ âm thầm chịu đựng cuộc sống tăm tối mà không có sự hỗ trợ của chính quyền, khiến hoàn cảnh ngày càng tồi tệ.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Cảnh bố mẹ già chăm con bị bệnh tâm thần khiến không ít người chạnh lòng. Hiện cả nước này chỉ có 48 bệnh viện tâm thần, phần lớn tập trung ở các khu đô thị. 8/34 tỉnh không có bệnh viện tâm thần.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Vì thiếu thốn điều kiện sinh hoạt, chăm sóc nên đa số bệnh nhân tâm thần gặp khó khăn khi thính lực và thị lực dần suy giảm. Không được quan tâm đúng mức nên họ không được bảo vệ trước những rủi ro, trong đó có việc bị xâm phạm tình dục.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Theo điều tra của HRW, hiện có 18.800 bệnh nhân tâm thần ở Indonesia bị nhốt, xiềng xích trong các trại tâm thần hoặc bị nhốt tại nhà với mô hình được gọi là pasung. Chính quyền Indonesia đề ra mục tiêu dẹp sạch mô hình này vào năm 2019 nhưng với điều kiện hiện nay, đây được cho là nhiệm vụ khó khăn. Báo cáo của HRW cũng chỉ ra, 57.000 bệnh nhân tâm thần (chiếm 15% bệnh nhân tâm thần ở Indonesia) từng ít nhất một lần “trải nghiệm” mô hình pasung.

“Dia nguc” cua nhung nguoi khong biet vui, buon

Tình thương yêu vô điều kiện của bố mẹ “cứu rỗi” những số phận đáng thương, mang lại cho họ nụ cười dù có thể là nụ cười vô tri.

Thiên Anh  (Theo TIME, Daily Mail, Getty Images)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI