Đi xem Tết Đoan ngọ trong Cung Đình xưa

10/06/2024 - 06:29

PNO - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội vừa tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa" trong chuỗi hoạt động dịp tết Đoan Ngọ 2024

Nhằm bảo tồn, tôn vinh văn hóa của dân tộc và phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, sáng 6/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức 'Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa'.
Nhằm bảo tồn, tôn vinh văn hóa của dân tộc và phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa".

Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất.
Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất.

Trong cung đình, Tết Đoan ngọ là lễ thường triều, nhà vua chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà.
Trong cung đình, Tết Đoan ngọ là lễ thường triều, nhà vua chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà.

Tết được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình.
Tết được các vương triều tổ chức trang trọng với những lễ nghi mang tính cung đình.

dưới thời Lê Trung hưng, tết cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.
Dưới thời Lê Trung hưng, tết cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.

Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp để con cháu tìm về nguồn cội, nhớ ơn công đức tổ tiên.
Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp để con cháu tìm về nguồn cội, nhớ ơn công đức tổ tiên.

Những món đồ dâng lễ trong Tết Đoan Ngọ cổ truyền sẽ là hoa quả như vải, mận, bánh gio, và không thể thiếu cơm rượu nếp.
Những món đồ dâng lễ trong Tết Đoan Ngọ cổ truyền sẽ là hoa quả như vải, mận, bánh tro, và không thể thiếu cơm rượu.

Nghi lễ dâng hương, tế lễ lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt.
Nghi lễ dâng hương, tế lễ lên các vị tiên đế và nghi lễ ban quạt.

Thực hiện nghi lễ 'ban' quạt tới các đại biểu tham gia chương trình. Đây là những nghi lễ mang tính cung đình được thực hiện dưới triều Lê Trung hưng.
Thực hiện nghi lễ 'ban" quạt tới các đại biểu tham gia chương trình. Đây là những nghi lễ mang tính cung đình được thực hiện dưới triều Lê Trung hưng.

Phong tục ăn trái cây, ăn bánh gio, ăn cơm rượu nếp, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.
Phong tục ăn trái cây, ăn bánh tro, ăn cơm rượu, uống rượu hùng hoàng, xương bồ để “giết sâu bọ” trong người vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, ngày tết nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên còn gọi là "Tết giết sâu bọ".

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI