Di sản 800 tuổi của Indonesia đến Việt Nam, giao duyên với áo dài

03/04/2022 - 14:39

PNO - Vải Batik và kỹ thuật sản xuất chúng được giới thiệu tại sự kiện tổ chức tại TPHCM vào sáng ngày 3/4. Tại sự kiện, khách tham quan sẽ có cơ hội trải nghiệm sản xuất loại vải này.

 

Sáng 3/4, sự kiện giới thiệu về Batik và áo dài với chủ dề Áo dài - Batik: nơi di sản
Sáng 3/4, sự kiện giới thiệu về Batik và áo dài với chủ đề Áo dài - Batik: nơi di sản hội tụ được tổ chức tại Áo dài Exhibition (quận 1, TPHCM). Sự kiện do Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TPHCM và Bảo tàng Áo dài kết hợp thực hiện. Tổng Lãnh sự quán Indonnesia tại TPHCM - ông Agustaviano Sofjan và phu nhân - bà Triastuti Damarjati Sofjan - cùng tham dự sự kiện này. 
Sự kiện thu hút nhiều đối tượng tham gia, có cả nghệ nhân, giảng viên, sinh viên... đến từ các trường đại học trên địa bàn TPHCM.
Sự kiện thu hút nhiều đối tượng tham gia, có cả nghệ nhân, bác sĩ, giảng viên, sinh viên... đến từ các trường đại học tại TPHCM.
Batik là loại vải truyền thống của Indonesia, được thực hiện bằng kỹ thuật nhuộm sáp, in hoa văn bằng phương pháp thủ công hoàn toàn. Mỗi tấm vải mất vài tháng đến vài năm để hoàn thành. Theo lịch sử ghi chép lại, Batik xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 tại Indonesia. Kỹ thuật sản xuất Batik đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2009.
Batik là loại vải truyền thống của Indonesia, được thực hiện bằng kỹ thuật nhuộm sáp, in hoa văn bằng phương pháp thủ công hoàn toàn. Mỗi tấm vải mất vài tháng đến vài năm để hoàn thành. Kỹ thuật sản xuất Batik đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2009.
Cùng trong năm 2009,
Cùng trong năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh của Việt Nam cũng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì thế, mở đầu chương trình, BTC cũng gửi một tiết mục hát quan họ. 
Trong sự kiện, phía Indonesia giới thiệu 2 chiếc áo dài làm bằng vải Batik. Trong đó, chiếc màu đỏ được dùng để người mẫu trình diễn. Các nghệ nhân mất 4 tuần để thực hiện mẫu áo dài này. Ngoài ra, phía Indonesia giới thiệu nhiều trang phục hiện đại làm bằng vải Batik.
Trong sự kiện, phía Indonesia giới thiệu 2 chiếc áo dài làm bằng vải Batik. Trong đó, chiếc màu đỏ được dùng để người mẫu trình diễn. Các nghệ nhân mất 4 tuần để thực hiện mẫu áo dài này. Indonesia cũng giới thiệu nhiều trang phục hiện đại bằng vải Batik.
Bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áp dài chụp ảnh cùng phu nhân Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM với chiếc áo dài màu xanh làm bằng vải Batik. Bà Ngọc Vân cho biết phía Indonesia đã liên hệ làm việc từ giữa tháng 3. Khi nhận được lời đề nghị, bà dồng ý ngay vì thấy được ý nghĩa trong việc giao lưu văn hoá giữa hai bên. Trước đó, phía baỏ tàng cũng đã có nhiều hoạt động với các quốc gia khác như: Ấn Độ, Nhật Bản... để kết hợp các yếu tố truyền thống lên áo dài. Điều đó cho thấy được sự thích nghi, hoà nhập của áo dài với các nền văn hoá trên thế giới.
Bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áo dài chụp ảnh cùng phu nhân Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM với chiếc áo dài màu xanh làm bằng vải Batik. Bà Ngọc Vân cho biết, phía Indonesia đã liên hệ làm việc từ giữa tháng 3. Khi nhận được lời đề nghị, bà đồng ý ngay vì thấy được ý nghĩa trong việc giao lưu văn hóa giữa hai bên. Trước đó, phía bảo tàng cũng có nhiều hoạt động với các quốc gia khác như: Ấn Độ, Nhật Bản... để kết hợp các yếu tố truyền thống lên áo dài. Điều đó cho thấy được sự thích nghi, hòa nhập của áo dài với các nền văn hóa trên thế giới. Bà kỳ vọng sự kiện này sẽ mở ra thêm nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường sự đoàn kết, lan tỏa thông điệp về sự hợp tác, hòa bình giữa các quốc gia. Trong khi đó, bà Triastuti Damarjati Sofjan vui mừng khi có thể mang văn hóa Indonesia giới thiệu đến công chúng Việt Nam, và nhìn thấy sự hòa hợp giữa áo dài với vải Batik như tượng trưng cho tình bạn của đôi bên.
Bảo tàng Áo dài giới thiệu một số mẫu thiết kế tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ.
Bảo tàng Áo dài giới thiệu một số mẫu thiết kế tiêu biểu trong quá trình hình thành và phát triển áo dài Việt Nam qua các thời kỳ.

 *Video clip trình diễn áo dài và trang phục từ vải Batik:

 

Tại sự kiện, các khách mời được bà Venny, một nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hoá, diễn giả của Indonesia hướng dẫn một số kỹ thuật căn bản của việc làm vải Batik. Thoạt nhìn, các bước khá đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện rất khó. Bà Venny cho biết vì làm bằng phương pháp thủ công hoàn toàn nên giá trị của những tấm vải rất đắt. 
Tại sự kiện, các khách mời được bà Venny (giữa), là nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa, diễn giả của Indonesia hướng dẫn một số kỹ thuật căn bản của việc làm vải Batik. Bà Venny cho biết, vì làm bằng phương pháp thủ công hoàn toàn nên những tấm vải có giá rất đắt. 
Đây là tấm vải mất 1 năm để hoàn thiện. Giá của các tấm vải từ vài nghìn USD trở lên, đắt ngang ngửa các món hàng hiệu trên thị trường thời trang.
Để hoàn thiện tấm vải này, các nghệ nhân đã mất thời gian 1 năm. Các tấm vải thế này có giá từ vài ngàn USD trở lên, đắt ngang ngửa các món hàng hiệu trên thị trường thời trang.
Ông Agustaviano Sofjan trò chuyện với các sinh viên khi họ đến trải nghiệm việc làm vải Batik.
Ông Agustaviano Sofjan trò chuyện với các sinh viên khi họ đến trải nghiệm việc làm vải Batik.
Ông Lê Trương Hiền Hoà - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM trải nghiệm làm vải Batik.
Ông Lê Trương Hiền Hòa - Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM trải nghiệm làm vải Batik.

*Video khách mời trải nghiệm làm vải Batik:

 

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI