‘Dị nhân’ không tay thêu dệt kỳ tích không tưởng đời thường

08/10/2017 - 09:41

PNO - Mất hai cánh tay từ năm lên 4, nhưng với nghị lực phi thường đã giúp ông Tứ biến hóa những bộ phận trên cơ thể mình thay cho cánh tay để làm nên những điều kỳ diệu giữa đời thường khiến ai nấy đều nể phục.

‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Sinh ra khỏe mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng một tai nạn bất ngờ đã khiến ông Hoa Xuân Tứ (68 tuổi, trú xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) mất cả hai cánh tay của mình từ năm lên 4 tuổi. Tuổi thơ của người đàn ông 68 tuổi này phải chịu nhiều nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Từng bị từ chối cho đi học, nhưng chính quyết tâm của ông đã chinh phục được thầy cô cho vào lớp cùng bạn bè. “Lúc đầu thầy bảo không có tay thì học cái gì, nhưng may mắn là sau tôi cũng được cho vào lớp. Lúc đầu, tôi tập dùng 2 chân để kẹp phấn, kẹp bút viết chữ. Nhưng sau thấy như vậy thì hơi kỳ dị nên lại quyết định dùng má và vai kẹp bút viết chữ. Được một thời gian thì nhiều người còn khen chữ viết của tôi đẹp nữa chứ”, ông Tứ nhớ lại.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Khổ luyện trong học tập, cùng trí thông minh vốn có của mình đã khiến ông Tứ nhiều năm liền đạt học sinh tiên tiến khiến thầy cô và bạn bè nể phục. Không chấp nhận đầu hàng số phận, cậu bé Tứ ngày nào còn kiên trì khổ luyện để sử dụng linh hoạt các bộ phận trên cơ thể của mình để làm việc thay cho đôi tay đã khuyết một cách thuần thục.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong

Nghị lực vượt khó trong học tập của Hoa Xuân Tứ được nhà văn Sơn Tùng viết bài đăng trên Báo Thiếu niên Tiền Phong năm 1966. Cũng trong năm này, cậu được chọn đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua tại Hà Nội. 

‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Những nghị lực phi thường của ông cũng được viết thành những câu thơ, bài hát để truyền cảm hứng cho nhiều người. “Hoa Xuân Tứ, người bạn hiền ta yêu biết mấy. Cụt cả hai tay nhưng anh vẫn say sưa hàng ngày. Như con chim không cánh đã gắng biết bay. Hoa Xuân Tứ còn đây đẹp muôn cánh tay thần kỳ…”, lời bài hát về ông đến nay vẫn còn được nhiều người hát mỗi ngày như một động lực để vượt qua khó khăn.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Là trụ cột trong gia đình, Hoa Xuân Tứ dùng nghị lực sống và sự cần cù, chịu khó, khổ luyện để lao động thay cho cánh tay của mình. Từ tập luyện những việc đơn giản để lo cho bản thân tới những công việc vặt trong gia đình, ông Tứ còn được nhiều người ví von như “chim cách cụt biết bay” bởi không ông không từ một việc gì. Không tay, những vẫn bơi lội, đá bóng, cuốc đất, kéo xe... thậm chí đi buôn kiếm tiền nuôi gia đình.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Tròn 20 tuổi, ông gặp và nên duyên vợ chồng với bà Lê Thị Sự (quê huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Dù gia đình nhà gái phản đối khi biết chàng rể là một người tật nguyền, nhưng bà Sự vẫn quyết tâm đi theo trái tim của mình khi cảm nhận được tình cảm chân thành và nghị lực sống phi thường của chàng trai “chim cánh cụt biết bay” này.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Bước qua tuổi 68, mái tóc Hoa Xuân Tứ ngày một bạc thêm, khuôn mặt hằn rõ sự khắc khổ, lam lũ. Những bộ phận trên cơ thể như vai, miệng, cằm, cùi tay, hai chân... của cũng ngày một chai sạn nhưng ông vẫn hăng say làm việc mỗ. “Làm nhiều lại thành quen, ngày nào mà không làm gì là tôi lại thấy khó chịu trong người”, ông Tứ nói.
‘Di nhan’ khong tay theu det ky tich khong tuong doi thuong
Trong 5 người con của vợ chồng ông Tứ thì có 4 đã yên bề gia thất. Ông Tứ cho biết, tai họa ập đến khi cô con gái thứ 3 bị bại liệt toàn thân phải nằm một chỗ, chân tay ngày càng teo tóp sau một tai nạn đáng tiếc. Các con đã có gia đình riêng, mỗi lúc vợ vắng nhà, việc cơm nước, chăm sóc cho con gái bại liệt vẫn luôn được ông lo tươm tất.

Thành Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI