Đi chợ online: "Nấu ăn dở làm ơn đừng bán hàng"

30/09/2021 - 16:11

PNO - Có những chuyện dở cười dở khóc sau những lời rao bán sản phẩm của các group cư dân trong mùa dịch.

Đọc bài viết Đi chợ online: Méo mặt với hậu chốt đơn, tôi lại nhớ hôm đặt mua 2 ly chè bưởi trong group bán hàng khu chung cư tôi sống.

Tôi đã bật cười từ muỗng đầu tiên rồi đành bỏ ly chè, vì rõ ràng người bán không biết nấu và có lẽ... chưa từng ăn chè bưởi.

Không thể phủ nhận vai trò của các group mua bán những ngày này. Thực lòng tôi thấy may mắn khi dọn về chung cư ở ngay trước dịch, để không bị vất vả kiếm đồ ăn, không phải chen lấn xếp hàng từ sáng sớm để mua thực phẩm.

Lên mạng mùa này, dễ gặp muôn vàn lời than thở sau khi đặt hàng online
Lên mạng mùa này, dễ gặp muôn vàn lời than thở sau khi đặt hàng online

Các group cư dân đã đồng lòng đồng sức để cùng nhau đi qua dịch bệnh. Chúng tôi đã không thiếu món gì, từ cọng hành lá trong những ngày khan hiếm, đến những món ăn chơi như sầu riêng, bánh ngọt, chè... 

Tôi ngưỡng mộ tất cả những con người tham gia các group mua bán, họ tạo nên một cuộc sống sôi động những ngày thành phố giãn cách. Họ cũng sợ rủi ro, cũng gặp phải những khó khăn khi vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về, nhưng ngoài những thu nhập bán buôn thường tình, điều lớn hơn chính là tinh thần hỗ trợ lẫn nhau. 

Nhưng, bán mua cũng có năm bảy đường.

Lần tôi đặt mua một ký bánh hỏi là một ví dụ. Người từ Bình Định đóng gửi hàng bảo quản không đúng, người bán tại Sài Gòn cũng chẳng phải chuyên nghiệp, nên khi đến tay tôi thì bánh đã hư từ bao giờ.

Phản hồi với người bán, chính bạn cũng chia sẻ là vừa phải đổ bỏ 30kg bánh ướt bánh hỏi, những món ăn khó bảo quản lâu nếu không trữ lạnh.

Sau đó, vợ chồng tôi lại được một phen cãi nhau mấy tiếng đồng hồ vì chồng tôi nói: "Đừng mua hay bất cứ gì ở đây nữa, bán mua gì mà kỳ cục". Tôi thì bảo vệ người bán, vì nghĩ rằng họ đã cố gắng lắm rồi, nhưng chưa lường được những bất cập trong bán thức ăn.

Chồng tôi không nghĩ thế, anh khăng khăng cho rằng đôi khi họ đã lợi dụng sự thiếu thốn mà mua bán ẩu, không có đạo đức.

Cuộc tranh cãi của nhà tôi đã lên đỉnh điểm, khi tôi mua hai tô bún bò của một cư dân trong chung cư nấu bán. Tô bún chỉ có nước và nước đó không phải mùi bún bò. Chồng tôi gầm lên và mang trả thẳng. Vì chuyện đó mà chúng tôi giận nhau hết mấy ngày. Tiền mất tật mang nhiều khi rất đúng trong trường hợp thế này. 

Một nội dung nhiều người hưởng ứng
Một nội dung "không vui" 

Con gái tôi có lần uống một chai trà sữa đặt mua online, đã hỏi người bán trong group: "Dạ cô có biết uống trà sữa không?". Dù không được như người bán chuyên nghiệp, nhưng ít ra cũng cho người uống tin rằng đây là trà sữa, không phải cứ bỏ sữa vào trà là ra thức uống trứ danh này được.

Nấu ăn đừng nên tưởng tượng hay quá tự tin, mà phải biết chắc là mình biết nấu, biết làm. Có một anh bạn chia sẻ hài hước lên trang cá nhân rằng về ở khu này 8 năm, anh ít quan tâm đến hàng xóm. Khi nghỉ dịch, mới phát hiện ra khu của mình có đến mấy chục "chef" (đầu bếp), nhiều đến mức... vừa ăn vừa bực.

Chuyện mua bán thịt, cá tôm tươi... cũng cùng cảnh ngộ. Hầu hết người bàn không chuyên, không có sự chuẩn bị chu đáo cho việc bán hàng trong mùa dịch nên hàng hoá bị hư hỏng, bốc mùi hôi. 

Cô hàng xóm tôi sau vài lần mang rau từ Đà Lạt về đã bỏ cuộc, vì rau củ giập úa mà không biết cách nào giao cho kịp.

Có bạn bỏ nhiều tiền ra đóng hàng về, cuối ngày ngồi kiểm lại thì thấy hụt vốn mà không biết lý do. Cô ấy là chủ một nhà hàng, bày ra việc bán rau để nhân viên có việc làm mà mình cũng không tù túng quá. Nhưng hai tháng ròng vất vả, điều duy nhất đọng lại là nỗi cực nhọc chứ lời lãi thì... bỏ qua.

Một lời phàn nàn tiêu biểu
Một lời phàn nàn tiêu biểu
Quận nào cũng có chuyện tương tự
Quận nào cũng có chuyện tương tự

Còn bao chuyện dở cười dở khóc ẩn sau những lời rao bán hàng từ các group phường, xã, quận, huyện...

Tuy nhiên, cũng có những lời góp ý chân thành để người nấu ngày càng lên tay... Hôm qua, tôi đọc được trong group Tôi là dân Phú Nhuận lời chia tay và cảm ơn các chị bán hàng online của một dì nội trợ, khi bà nghe tin chợ sẽ mở cửa. Có lẽ chẳng ai có thể quên những ngày mua mua bán bán đặc biệt này...

Tường Oanh (Bình Thạnh)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    26-12-2024 11:17

    Vành khăn lươn luôn được nội vấn chỉn chu giống như lời tri ân của nội dành cho phong tục truyền thống. Đó cũng là lời nội ngầm răn dạy con cháu.

  • Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    26-12-2024 06:11

    Bà Lý Thị Bình (81 tuổi, TPHCM) luôn cháy hết mình trong những điệu nhảy, từ điệu slow đến tango, rumba, chachacha…

  • Giả bộ nấu xà bần

    Giả bộ nấu xà bần

    25-12-2024 16:14

    Đó có lẽ là món ăn nhanh có lịch sử lâu đời nhất của đàn bà con gái miền Tây, nhưng sau này có lẽ món ấy chỉ còn trong lời kể.

  • Đưa mẹ đi chơi

    Đưa mẹ đi chơi

    25-12-2024 10:25

    Họ đã quyết định tạm gác lại nhiều thứ, dành thời gian đưa mẹ tham gia những chuyến du lịch đặc biệt.

  • Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    25-12-2024 06:47

    Trước khi muốn huấn luyện chồng, bạn phải quên đi nếp nghĩ “thâm căn cố đế” của bà và mẹ bạn là “không nên bắt đàn ông mó tay vào việc nhà”.

  • U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    24-12-2024 18:25

    Thay vì buồn vì đã già, hãy lạc quan đón nhận mọi thứ để cuộc sống thoải mái hơn, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

  • Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    24-12-2024 14:44

    Hễ cô gái nào bật đèn xanh và bày tỏ ý định nâng cấp tình bạn lên thành tình yêu là bạn ấy “tắt nguồn” và tránh mặt.

  • Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    24-12-2024 12:15

    Với những doanh nhân, gia đình là là điểm tựa và là nguồn cảm hứng, minh chứng cho giá trị sản phẩm họ mong muốn đem đến thị trường.

  • Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    24-12-2024 06:01

    Những ngày lễ, tết không áp lực sẽ là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ trong mỗi gia đình.

  • Mai ăn chi mẹ hè?

    Mai ăn chi mẹ hè?

    23-12-2024 19:21

    Ở trong gia đình với 4 thế hệ, việc nấu đúng với nhu cầu từng người sẽ khá vất vả, nhưng mẹ vẫn luôn chuẩn bị tươm tất.

  • Dạy con nghĩ tích cực

    Dạy con nghĩ tích cực

    23-12-2024 14:55

    Khi ta đổi cách nhìn nhận một vấn đề, dường như nó không còn là “vấn đề” nữa.

  • Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    23-12-2024 06:45

    Chỉ trong vòng 5 tháng, mẹ và 2 con đã chinh phục thành công 4 đỉnh núi và 1 đỉnh đèo có độ cao từ 2.860m đến 4.575m.

  • Già đi, là chúng ta còn may mắn

    Già đi, là chúng ta còn may mắn

    22-12-2024 16:06

    Tuổi già nhất định sẽ đến. Nếu chúng ta ứng xử với nó một cách tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ chủ động hơn, tích cực hơn.

  • Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    22-12-2024 07:07

    Bà xem sự tự do trong cuộc đời là một đặc quyền và ngày nào còn tự do, ấy mới là ngày đáng sống.

  • Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    21-12-2024 20:12

    Tôi hứa sẽ dưỡng mình thành người đàn bà nhiều nếp nhăn vui vẻ, không làm vướng bận hay phiền toái một ai...

  • Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    21-12-2024 10:17

    Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

  • Giáng sinh đa văn hóa

    Giáng sinh đa văn hóa

    21-12-2024 06:28

    Gần 10 năm ở châu Âu, với tôi là những trải nghiệm khá đặc biệt về Giáng sinh giữa các nền văn hóa.

  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.