PNO - Tháp Phú Diên được xác lập kỷ lục là “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới".
![]() |
Tháp Phú Diên được xác lập kỷ lục là “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới", |
![]() |
Vượt chừng 30km từ trung tâm TP Huế, xuôi về theo hướng đông nam, du khách đến với dải đất trải dài theo hướng Bắc - Nam nằm giữa Biển Đông và đầm phá Tam Giang rộng lớn. |
![]() |
Sau đó bạn tiếp tục xuôi về hướng nam cách phường Thuận An 14km là đến xã Phú Diên, huyện Phú Vang. Đi thẳng trục đường này, các bạn sẽ gặp một tấm biển cắm mốc Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Phú Diên, rẽ phải 200m nữa là tới. |
![]() |
Tháp Phú Diên (hay còn gọi là Tháp Chàm) là một di tích lịch sử, văn hóa độc đáo được các nhà khảo cổ học tìm thấy vào năm 2001 (do trước đó bị cát phủ lấp), thuộc địa phận thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi tháp có cấu trúc nguyên khối đất nung, không có mái và có vị trí đơn lẻ, khác xa các di tích Tháp Chàm khác. |
![]() |
Đặc biệt đế tháp có hình chữ nhật cắt góc, cao 0,29m gồm 4 lớp gạch xây liền khít tạo nền vững chắc cho thân tháp. Chân tháp cao 1,25m, kể cả phần thân và phần vòm cửa giả với nhiều lớp trang trí khác nhau. Thân tháp cao 1,36m. Lòng tháp hình chữ nhật hướng đông - tây, dài 3,9m, rộng 3,3m. Giữa có bệ thờ cao 0,73m, trên bệ có Yoni bằng sa thạch. |
![]() |
Cách 5m phía trước cửa chính của tháp có một bệ thờ được xây hình khối vuông bằng chất liệu gạch với kỹ thuật mài xếp liền khít cao 1,4m, cạnh dài 1,38m, chính giữa bệ còn một lỗ tròn đường kính 0,19m mà các nhà nghiên cứu nghi rằng trước kia đây là nơi đặt tượng thờ. |
![]() |
Dù trải qua khoảng thời gian dài nhưng tháp Phú Diên vẫn có màu gạch đỏ hồng và xốp. Theo nghiên cứu, gạch được làm từ đất sét và nung trong nhiệt độ thấp dưới 800-900 độ C. Tháp được xây bằng kỹ thuật mài chập kết hợp nhớt cây ô dước cùng với nước để tạo sự kết dính. |
![]() |
Tháp Phú Diên đã hiện diện trên bản đồ du lịch địa phương, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nổi tiếng về một địa điểm độc đáo... là cơ sở, tiềm năng để phát triển du lịch. |
![]() |
Từ giá trị vật chất đến giá trị tinh thần, từ công trình kiến trúc đến văn hóa tâm linh… đều là những tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho hoạt động văn hóa, du lịch. |
![]() |
Với những giá trị lịch sử nói trên, ngày 28/12/2001, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có quyết định xếp hạng tháp Phú Diên là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. |
![]() |
Tiếp đến, ngày 30/5/2022, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Thế giới đối với tháp Phú Diên với tiêu chí "Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới". |
![]() |
Thời gian qua, trên mạng xã hội cho rằng đơn vị quản lý chưa phát huy hết giá trị của tháp Phú Diên, gây lãng phí, xung quanh công trình có nhiều cây cối mọc um tùm. Ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (đơn vị trực tiếp quản lý tháp) - cho biết, hiện nay đơn vị hợp đồng với 2 nhân sự làm công tác bảo vệ, mở cửa cho du khách tham quan di tích. Khu vực bảo vệ tháp cũng được xây dựng các ô bê tông kiên cố, trồng cây xanh phù hợp với vùng biển để tránh sụt lún, đồng thời tạo cảnh quan môi trường. |
![]() |
Tháp Phú Diên đang được bảo tồn trong một nhà kính nhằm hạn chế tác động từ môi trường tự nhiên. Đơn vị quản lý hạn chế mở cửa để tránh việc tiếp xúc trực tiếp gây ảnh hưởng đến hiện vật. Bên cạnh xây dựng nhà kính để bảo vệ, đơn vị quản lý cũng đã tiến hành bơm một lượng lớn bê tông xuống móng tháp Phú Diên để chống hiện tượng sụt lún, phun hóa chất lên bề mặt gạch chống rêu, ẩm mốc vật liệu. Đây là một điểm du lịch du khách rất thích thú khi ghé thăm phá Tam Giang, biển Thuận An, TP Huế. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Những khu bảo tồn bầu trời tối - nơi không có ánh sáng của các đô thị là địa điểm mà du khách thường chọn để chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao.
Với mức giá dưới 500.000 đồng, các nhà hàng buffet như Kichikichi... là điểm hẹn "ngon, bổ rẻ" dịp lễ 30/4 cho ai ở lại Sài Gòn xem diễu binh.
Từ khu phố cổ đến các khu đô thị, những hàng cờ được trang trí đẹp mắt đang tạo nên khung nền hoàn hảo cho những bức hình đậm chất Việt.
Tên địa danh này đang giữ kỷ lục Guinness với tên dài nhất thế giới.
Tạp chí TimeOut mới đây đã công bố danh sách những quốc gia, địa điểm được các du khách bình chọn là đáng để đến nhất vào mùa hè.
Philadelphia - thành phố thuộc tiểu bang Pennsylvania - thủ đô đầu tiên của Mỹ, nơi có tòa nhà quốc hội, nơi lập ra hiến pháp, nơi in tờ tiền đầu tiên…
Festival Phở 2025 vừa qua là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.
Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, TP Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện phục vụ người dân và du khách.
Có dịp dạo quanh TPHCM dịp lễ 30/4, ngoài xem diễu binh, diễu hành, ngắm pháo hoa... bạn nên ghé những địa điểm này.
Nhà hàng Oriental Pearl, Miwaku... đều có không gian sang trọng, ấm cúng cùng góc nhìn tuyệt đẹp để ngắm màn trình diễn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TPHCM.
Tạm biệt cuộc sống cố định, gia đình nhỏ gồm 4 thành viên đã lên đường chu du khắp thế giới bằng thuyền buồm.
Mệt mỏi do đi máy bay sẽ làm chuyến du lịch không hoàn hảo. Đây là 5 mẹo dễ thực hiện để giúp cải thiện sức khỏe khi bay xa.
Các địa điểm du lịch ngay tại thành phố Tuy Hòa, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách 1 hành trình khám phá trọn vẹn mà không mất nhiều thời gian.
Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở - linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20/4/2025 tại Hoàng thành Thăng Long...
Nếu có cơ hội, bạn hãy một lần thử ghé qua vườn quốc gia Bù Gia Mập, về với những cánh rừng bát ngát và tận hưởng sự bình yên.
Bò kho của Việt Nam đã được tạp chí Taste Alas liệt kê trong top những món hầm ngon nhất Đông Nam Á.
Sẽ rất thú vị khi đến Bangkok, Thái Lan du lịch mà không tốn tiền.
Những “tín đồ” trekking phía Bắc đều biết đến đỉnh Tà Xùa (từ tháng 4/2025 đổi tên thành Pha Su Phìn) có độ cao 2.868m là thiên đường “săn mây”.