Đến bao giờ mình mới có một đám cưới?

15/08/2017 - 09:55

PNO - Tôi đã từng nhiều lần hỏi người yêu câu đó mỗi khi đi qua tiệm áo cưới, anh chỉ biết xiết chặt tay tôi rồi lướt đi thật nhanh. Còn tôi len lén gạt nước mắt.

Tôi sẵn lòng bỏ vị trí một cô giáo dạy văn cấp 3 ở quê để được ở cạnh Thành và chật vật với mức lương hợp đồng hơn một triệu hai, kín mít lịch dạy thêm, làm thêm. Còn Thành làm đủ nghề: gia sư có, bưng bê có, thậm chí bốc vác ngày kiếm thêm 30 ngàn... Cứ thế, chúng như hai mầm xanh cố vươn mình lên trong mưa bão nhưng mãi ngoi ngóp.

Có những đêm đi làm mệt quá, đuối sức, chân tay lấm lem, chưa một miếng cơm vào bụng, hai đứa tựa đầu vào nhau khóc ròng, tôi như đứt từng khúc ruột khi nghe anh nói trong nước mắt đầm đìa "Ước gì còn có mẹ, ít ra anh còn có chỗ dựa tinh thần, mình cũng không khổ đến vậy". “Chúng mình cứ yêu nhau mãi như thế này hả anh? Không biết đến bao giờ mình mới có được một đám cưới?” – tôi hỏi nhỏ.

Anh lặng thinh, thở dài....

Den bao gio minh moi co mot dam cuoi?
Đình Thành - Hà Hằng khi còn học đại học

Chúng tôi cùng học khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Huế, tình yêu sinh viên nhẹ nhàng, ấm áp, tràn ngập lãng mạn với những chiều lóc cóc trên chiếc xe đạp đi hết con phố này sang con phố khác, những e ấp, thẹn thùng với lá thư chuyền tay... Đến tận bây giờ, ở bên nhau đã 10 năm, chúng tôi vẫn không thể quên chặng đường ngỡ như là giấc mơ ấy.

Khi mới học năm thứ hai, cha Thành bị bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Anh lăn lộn mưu sinh dạy thêm, sửa xe sau mỗi giờ học để tự nuôi bản thân vừa không bỏ dở giấc mơ trên giảng đường đại học.

Ra trường, khoảng cách tình yêu xa dần khi gia đình tôi đã dọn sẵn cho một công việc mơ ước – cô giáo dạy văn ở trường cấp 3 gần nhà. Một phần nhà neo người, một phần sợ con gái vất vả nên ba mẹ tôi nhất quyết phản đối tôi yêu Thành. 

Thành thì ngược lại, anh nhất quyết muốn ở lại Huế để lập nghiệp, để theo đuổi bao dự đình còn ấp ủ. Chúng tôi chọn đi hai hướng khác nhau nhưng vẫn thì thầm hứa hẹn hàng đêm: “Em sẽ chờ, em chờ anh theo đuổi sự nghiệp”, “Chờ ba mẹ em đồng ý... em sẽ vào đó với anh”.

Nhưng rồi một tin như sét đánh ngang tai lại ập xuống anh khi nhận được tin mẹ mất. Cha ra đi chưa đầy một năm, mẹ theo cha. Anh như hết cả sức lực, muốn buông tất cả. Thương anh, tôi xin phép cha mẹ cho mình được lựa chọn ở bên anh, để cùng  anh vượt qua con đường tối tăm ở phía trước. Ngày đi mắt ba tôi đỏ hoe “Ba mẹ không muốn cấm cản hạnh phúc cuộc đời con, sướng hay khổ tùy con lựa chọn".

Den bao gio minh moi co mot dam cuoi?

Một đám cưới là cái kết có hậu cho một cuộc tình đẹp.

 

Nước mắt rưng rưng, từ Thanh Hóa tôi bắt xe vào Huế. Nhìn anh tiều tụy, thẫn thờ với nỗi đau quá lớn mà xót xa. Được ở bên nhau, xốc nhau cùng đi lên nhưng cuộc sống của chúng tôi gian nan từ đó. Sáng nào tôi cũng vội vàng chạy xe hơn 20 km về trường làng với 5 tiết dạy. Trưa 12g30 về tới phòng trọ, rồi lại tất bật với những mối gia sư. Đôi lúc chạy qua chỗ làm của anh chỉ để đưa hộp cơm... 

Cứ thế, chúng tôi đã sống những tháng ngày cơm chỉ dám ăn một bữa để dành dụm có tiền cho một đám cưới.

Den bao gio minh moi co mot dam cuoi?
Hai vợ chồng tham gia lễ kỉ niệm 60 năm thành lập khoa Ngữ văn

Một ngày anh vui mừng ôm tôi vui sướng, hai đứa mình tiết kiệm được 40 triệu rồi, cuối năm nhé, cuối năm anh sẽ cho em một đám cưới trọn vẹn như bao đứa bạn... Nhưng ngày vui ấy chưa tới thì đùng một cái tôi bị tai nạn thập tử nhất sinh. Vì tiếc tiền, sợ nhập viện tốn kém nên tôi cứ cố nén đau: "Em không sao đâu, về phòng nằm nghỉ chút là ổn thôi. Đừng lên viện".

Vậy mà Thành vẫn quyết tâm đưa tôi đi, rồi tất tả chạy về vay mượn tiền, rút hết tất cả các khoản tiết kiệm... Một mình nằm đó, lịm dần, tôi mơ hồ giữa những cuộc đối thoại hốt hoảng, vội vàng của các bác sĩ và nỗi sợ hãi vì Thành vẫn chưa tới, lỡ đâu tôi không còn được gặp anh lần cuối... Ý thức tôi lờ mờ khép lại giữa phòng mổ trắng nhờ...

Ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, tôi phải cắt bỏ toàn bộ lách, vỡ thành ruột, xuất huyết trong. Vì rất nặng nên tôi chuyển đến phòng đặc biệt ở lầu 5, bên cạnh lầu 6 là nhà xác của bệnh viện. Người ta bảo "bén duyên" lên tới lầu 5 sẽ qua lầu 6 và không có cơ hội về. May mắn thượng đế đã sinh ra tôi lần nữa, tôi dần hồi tỉnh. Thành ngồi đó, nắm chặt tay, hai mắt đỏ hoe: "Đau lắm không em?". Khắp người tôi chằng chịt là dây dợ, bình khí, chỉ thều thào câu được câu mất: "Em lại phá hết tiền dành dụm làm đám cưới rồi". Anh hôn nhẹ vào trán tôi nấc nghẹn: "Chóng khỏe đi, cuối năm nay nhất định em sẽ là cô dâu xinh đẹp nhất".

Den bao gio minh moi co mot dam cuoi?
Hôn lễ của chúng tôi ngày đó ngập tràn nước mắt của hạnh phúc và tủi hờn.

Ra viện sức khỏe không còn được như trước, Thành lại phải cố gắng cày kéo gấp đôi, làm đủ nghề. Còn tôi ngoài đi dạy, về nhà thức thâu đêm uốn nắn từng cánh hoa voan, làm những bình hoa kì công chỉ để kiếm 10 - 15 ngàn phụ thêm vào. Rồi cái hẹn cuối năm cũng đến, một đám cưới thấm đẫm nước mắt.

Khi tôi bước chân vào ngõ nhà chồng, theo tục lệ mẹ chồng sẽ cầm chiếc nón lá ra đón dâu vào. Nhưng mẹ không còn nên dì trong họ thay thế che nón và cầm tay dắt tôi vào bàn thờ tổ tiên. Đứng trước di ảnh của cha và mẹ, nước mắt với bao hờn tủi cứ ầng ậc chảy ra, nhem nhuốc. Tôi khóc, anh khóc, bạn bè khóc, anh chị em, hàng xóm khóc... Chưa bao giờ giữa ngày vui người ta lại khóc nhiều đến vậy.

Den bao gio minh moi co mot dam cuoi?
Hai tháng nữa vợ chồng tôi chào đón con ra đời.

Cưới xong, cứ nghĩ từ nay chúng tôi sẽ hạnh phúc, tôi sẽ không bao giờ để người đàn ông ấy phải khóc thêm một lần. Nhưng tôi đã để mất con sau 3 tháng mang bầu. Một ngọn nến nữa lại vụt tắt. Sau cú sốc mất con, tôi tiều tụy hẳn, không thể làm được cái gì, thậm chí đứng trên bục giảng lại chợt khóc, chợt nhớ, chợt quên...

Giờ đây, 10 năm bên nhau có công việc ổn định, cầm trên tay tấm bằng thạc sĩ và còn là cô chủ nhỏ kinh doanh các sản phẩm đông y. Thành cũng đã là nhà báo cho một tờ báo uy tín. Chúng tôi sắp sửa chào đón cô công chúa nhỏ đầu lòng, anh đã đặt tên cho con là Nguyễn Hà Bảo Ngọc - viên ngọc trân quý của ba mẹ.

Nhìn lại chặng đường hai đứa đã trải qua... ngỡ là câu chuyện cổ tích mà cái kết ấy chính là phép màu chính của tình yêu thương, chia sẻ, cảm thông mà chúng tôi đã dành cho nhau.

                                                                                          Nguyễn Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.