Đề xuất xây thủy điện giữa rừng: 'Không đơn giản là 25 ha đâu'

13/04/2016 - 13:53

PNO - 'Cái nhìn trước mắt họ nói là 25 ha nhưng theo tôi không chỉ đơn giản 25 ha đâu...', GS.TS Nguyễn Ngọc Lung nhận định.

Trong khi thủy điện An Khê Kanak (Gia Lai) đang gây tranh cãi về công trình “sai lầm thế kỷ” thì lại thêm hai đập thủy điện đang được tỉnh này yêu cầu khảo sát cho ý kiến để bổ sung quy hoạch.

Ngày 10-4, Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết UBND tỉnh đang giao đơn vị chủ trì khảo sát thực tế và lấy ý kiến các đơn vị liên quan về hai đập thủy điện Suối Say 1 và Suối Say 2.

Cả hai đập này đều trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn Kon Chư Răng (huyện Kbang). Dự án này được Công ty TNHH MTV 30-4 Gia Lai trình UBND tỉnh xin chủ trương.

De xuat xay thuy dien giua rung: 'Khong don gian la 25 ha dau'
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ

Trước thông tin này, trao đổi với Phụ nữ TP.HCM, ngày 12/4, GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ đã bày tỏ quan điểm khách quan cho rằng đề xuất này bình thường, song quá trình kiểm định thì không được phép đơn giản.

Đề xuất xây thủy điện là bình thường

Theo Viện trưởng viện quản lý rừng bền vững, việc phát hiện ra khả năng có thể cung cấp điện cần thiết nên trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định.

"Công ty TNHH 1 thành viên MTV 30-4 có ý kiến được chủ đầu tư (là nhà nước) giao cho khai thác tiềm năng thủy điện này, còn cách thực hiện thế nào thì họ sẽ bàn với nhà nước.

Có thể là phát hiện, xây dựng rồi phía công ty sẽ bán điện cho nhà nước để thu lại số tiền họ bỏ vốn xây dựng; hoặc nhà nước bỏ tiền xây, thuê xây... Thế nào cũng có quyền lợi cả".

Thủy điện Việt Nam không hề thừa mứa như đã nói, thậm chí điện còn thiếu. Theo ông Lung, vấn đề nằm ở chỗ: "Tập đoàn điện lực là tập đoàn của nhà nước có quyền hạn vô biên. Thủy điện xây xong, họ (tập đoàn điện lực) có quyền mua hoặc không mua điện của ông.

Đó là nguyên nhân khiến thị trường tự do không được đảm bảo 100%, rất nhiều người làm ra điện nhưng không được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mua. Thậm chí có các cơ quan của nhà nước làm điện họ còn không thèm mua.

Bên dầu khí là một minh chứng, họ khai thác, họ thừa chất khí người ta làm máy phát điện ở Cà Mau, tôi phát điện nhưng nhà nước không muốn mua, họ muốn mua của thằng Trung Quốc đắt hơn? Nguyên nhân vì sao còn bỏ ngỏ", ông Lung phân tích.

Về việc công ty TNHH MTV30-4 trình chủ tịch tỉnh đây này thống nhất nếu tôi làm thì anh mua điện của tôi. Nếu con sông này có thể phát ra điện thì các cấp có thẩm quyền (vì 40mw công xuất nhỏ nên không thuộc bộ công thương quản lý. Mà do tỉnh quản lý là người quyết định) làm theo quy trình mà nhà nước quy định.

Phải khảo sát thật kỹ lưỡng

Theo viện trưởng viện quản lý rừng, việc đầu tiên, tỉnh này phải cho khảo sát và báo cáo cụ thể về đề xuất này. Việc phát ra điện có lợi cho nhiều người, đầu tiên là chủ xây dựng, cung cấp nguồn điện cho địa phương ấy cần.

Bên cạnh đó, cũng có những lợi khác cho các ngành ở đó phát triển. Song song với đó, phải đưa ra được đầy đủ những tác hại mà việc xây thủy điện tại đây có thể mang đến.

Thế nên, bài toán đặt ra là đánh đổi giữa kinh tế và môi trường. Nếu kinh tế mà tốt thì đánh giá và cho điểm. Nếu như môi trường thiệt hại hơn thì chắc chắn phải dừng lại không cho làm.

De xuat xay thuy dien giua rung: 'Khong don gian la 25 ha dau'
Địa điểm đề xuất xây thủy điện.

Phân tích kỹ hơn những điều có thể xảy ra đẳng sau báo cáo, ông Lung nhìn nhận:

"Ở đây, họ nói mất 25 ha rừng, mà số liệu này với diện tích rừng là 16.000 ha thì không đáng gì cả. Nhưng có thật là mất 25 ha không? Mình phải đi rừng cụ thể mình mới biết được cái hồ của ông mất bao nhiêu (khoảng 10 ha) rồi công trình, rồi đường đi....tất cả có hết 25 ha. Cái nhìn trước mắt họ nói là 25 ha nhưng theo tôi không chỉ đơn giản 25 ha đâu.

Bởi vì, nó còn có những chuyện đằng sau như con người họ đến những nơi ở mà chưa có người ở, kiểu gì thì cũng khai phá. Vậy thì thiệt hại như thế nào ta bắt buộc phải tính ngay từ bây giờ".

Không chỉ bị khai phá, một điều quan trọng cũng được vị chuyên gia lưu ý: "Tại khu rừng này cũng bảo tồn những loài động thực vật quý hiếm được liệt vào sách đỏ được thế giới công nhận để bảo tồn. Thế thì nhà máy thủy điện nó kêu ầm ầm, phải xem xét xem các loài con thú nào chịu ảnh hưởng của con người dồn ép mà nó phải bỏ đi.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI