Dễ 'dính bẫy lừa' khi mua gạo

11/11/2014 - 18:44

PNO - PN - Cuối tháng Bảy vừa qua, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NN-PTNT đề nghị phối hợp chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai gấp việc thanh tra, kiểm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Lắm chiêu, nhiều mánh

NTD truyền nhau thông tin các nhà máy xay xát mua lúa về do phải tích trữ một thời gian nên khi xay xát sẽ không còn được mùi thơm như ban đầu. Vì thế, những nơi này cần tạo lại mùi hương cho gạo bằng các loại hóa chất tạo mùi thơm. Trên thực tế, chỉ cần dạo một vòng chợ Kim Biên, ai cũng có thể mua nhiều loại hóa chất, với đủ hương vị, từ dạng dung dịch nước đến dạng bột mang hương lài, hương nếp... với giá rẻ bèo vài chục ngàn/ lít. Muốn gạo trắng tinh thì có sẵn bột tẩy trắng. Đó là chưa kể, gạo bị mốc, kém chất lượng cũng được tạo màu, đánh bóng và tạo mùi, biến thành gạo mới.

Nhiều cửa hàng kinh doanh gạo còn xịt trực tiếp thuốc diệt côn trùng, thuốc hút ẩm công nghiệp vào gạo để bảo quản. Đó là chưa kể, nhiều cửa hàng đã pha trộn hóa chất giúp gạo nở gấp đôi khi nấu. Loại gạo này rất được những nơi bán cơm ký hoặc tiệm cơm bình dân bán số lượng nhiều ưa chuộng.

Một chiêu “lừa”… nhẹ nhàng hơn mà đa số cửa hàng gạo đều áp dụng, là “lên đời” bằng cách trộn gạo thấp cấp, giá rẻ vào gạo cao cấp. Giám đốc kinh doanh của một công ty gạo trên địa bàn TP.HCM tiết lộ, phổ biến là trộn gạo thường vào gạo thơm, trộn các loại gạo có cùng đặc tính và hình dạng gần giống nhau. Ví dụ thơm hương lài đặc tính hạt dài, cơm dẻo, mềm và thơm thường được trộn với những giống lúa cơm cũng dẻo nhưng không mềm, không thơm, không ngọt bằng thơm lài chính hiệu, có giá thấp hơn.

De 'dinh bay lua' khi mua gao

Quy trình đóng gói gạo của thương hiệu Hạt ngọc trời luôn được tuân thủ theo các quy chuẩn nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng

Tránh gạo “hóa phép” bằng cách nào?

Các chuyên gia trong ngành lương thực khi được hỏi đều khẳng định, gạo tẩm hương liệu, tẩy trắng hay trộn rất khó phân biệt bằng mắt thường, phải qua sử dụng mới biết được. Dù thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP.HCM đã tổ chức thanh tra đột xuất và chưa phát hiện gạo “tẩm” hóa chất.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lệ Thoa - Trưởng phòng Quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục BVTV TP.HCM cũng cho biết, nếu có, việc trộn hóa chất tạo mùi chỉ dừng lại bằng phương pháp thủ công (trộn bằng tay, rải, phun, xịt… vào gạo đang trưng bày). Phương pháp nhận biết gạo ngon là ngửi. Hãy bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi. Gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Sau đó, cho vài hạt gạo vào miệng nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. NTD có thể mua một lượng nhỏ về nấu thử, nếu thấy gạo có dấu hiệu lạ thì ngưng sử dụng. Thành phố đang đề xuất với trung ương về quản lý việc kinh doanh phụ gia hóa chất tại chợ Kim Biên, tiến tới ngăn chặn từ gốc việc cung cấp hóa chất, phụ gia.

Bà Lệ Thoa cũng cho biết, Chi cục BVTV đã tổ chức nhiều đợt thanh tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh gạo trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở này phải ký bản cam kết chấp hành các quy định trong việc sử dụng hóa chất, phụ gia. Chủ cơ sở và người lao động phải có kiến thức về an toàn thực phẩm. Vì thế, khi có thông tin về gạo bẩn, NTD hãy gọi vào đường dây nóng của Chi cục BVTV TP.HCM (0908 435 867) hoặc báo cho chính quyền địa phương (xã, phường) nơi có gạo bẩn.

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, gạo an toàn là phải sạch trong suốt quá trình canh tác - thu hoạch - bảo quản và sử dụng. Việc không tuân thủ các quy chuẩn có liên quan trong suốt quá trình này đều khiến gạo trở nên không sạch. Bạn có thể quan sát màu sắc, mùi của gạo trước khi vo, nếu có màu, hoặc mùi lạ thì không nên sử dụng. Nếu phát hiện gạo đã bị nấm mốc, bị nhiễm các hóa chất độc hại... thì dù bạn lỡ mua nhiều hay ít cũng nên bỏ, không nên sử dụng. Bởi dù bạn có vo thật kỹ, vo nhiều lần, vo với muối... thì các nấm mốc, hóa chất đã ngấm trong hạt gạo cũng không thể mất đi được. Độc chất sẽ theo hạt cơm vào dạ dày, gây độc cho cơ thể bạn. Nếu gạo bị nhiễm các loại hóa chất, vi sinh, nấm mốc... còn có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, gan, thận...

 CÁT TƯỜNG

PGS-TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết:

Ở các nước phát triển, gạo được trữ ở nhiệt độ lạnh nên bảo quản được lâu nhưng lại tốn kém. Ở các nước đang phát triển, một trong những cách tồn trữ gạo với chi phí thấp là tồn trữ yếm khí, có thể là thùng kim loại, thùng nhựa hoặc bao polyethylen. Quan trọng nhất trong việc trữ yếm khí là không khí bên ngoài không thông thương với không khí bên trong thùng chứa. Tuy nhiên, nếu hạt gạo có ẩm độ cao hoặc hạt gạo khô nhưng tồn trữ trong môi trường ẩm ướt thì nấm mốc cũng sinh trưởng, phát triển trên hạt gạo. Khi bị nấm mốc xâm nhập, hạt gạo chuyển sang màu vàng, có mùi mốc và trong một số trường hợp nấm sản sinh ra một số aflatoxin gây hại cho sức khỏe con người. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm mua gạo của công ty uy tín, an toàn và truy xuất được nguồn gốc, như gạo Hạt ngọc trời của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua hotline: 0915161759, hoặc website: www.hatngoctroi.vn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI