‘Để con được chích’ – Phương pháp chống ốm dành cho trẻ

25/07/2019 - 11:30

PNO - Được coi là tập tiếp theo của “Để con được ốm”, đồng tác giả Uyên Bùi vừa phát hành cuốn “Để con được chích” với nhiều thông tin hữu ích dành cho cha mẹ trong hành trình “nói không với ốm” của con trẻ.

Liệu cuốn sách có tạo được “cú nổ” như tập đầu tiên?

* Để con được ốm” đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe con trẻ theo khoa học. Có phải chính sự thành công của cuốn đầu tiên đã khiến chị tiếp tục chấp bút cuốn thứ hai “Để con được chích”?

- Uyên Bùi: Thực ra, ngay từ khi bắt đầu viết “Để con được ốm”, tôi đã đặt ra kế hoạch ra mắt một series gồm 10 cuốn đều bắt đầu với “Để con được…” hợp tác với các bác sĩ chuyên sâu vào những chuyên khoa khác nhau. Tôi muốn xây dựng một bộ sách khoa học thường thức tổng quát cho việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và trẻ từ khi mang thai cho đến khi trẻ khôn lớn phù hợp với người Việt Nam mình, bao gồm cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.

“Để con được chích” là cuốn thứ 2 nằm trong series “Để…” đi sâu về cách thức hoạt động của hệ miễn dịch, nhờ đó, mọi người hiểu rõ hơn vì sao vắc xin lại vô cùng cần thiết trong công cuộc phòng chống bệnh tật cho con trẻ bên cạnh những cách thức phòng bệnh khác trong sinh hoạt hằng ngày.

‘De con duoc chich’ – Phuong phap chong om danh cho tre
Buổi tọa đàm ra mắt sách với sự giao lưu của tác giả, giải đáp trực tiếp các thắc mắc về hệ miễn dịch và vắc xin

* Tuy nhiên, có nhiều thông tin và lầm tưởng cho rằng không cần đến vắc xin vì nhiều nguyên nhân, cứ để cho trẻ mắc bệnh tự nhiên để có đề kháng sẽ tốt hơn? Là mẹ của một bé gái chị nghĩ sao?

- Tôi nghĩ những thông tin đó lan truyền chính là dựa trên cơ sở hầu hết chúng ta đều không hiểu rõ về cách thức hoạt động của hệ miễn dịch của chính mình. Vì thế, đã dẫn đến những hiểu lầm về việc phòng chống dịch bệnh của bản thân nói riêng và cho cả xã hội nói chung. Chính vì lẽ đó, tôi cùng các đồng tác giả đã viết nên cuốn sách này, phân tích và giải đáp rất kỹ càng từng vấn đề một qua những kết quả nghiên cứu khoa học. Độc giả có thể tìm đọc trong sách để có được những thông tin đúng đắn nhất.

* Vậy còn đối với những loại bệnh được cho là lành tính như thủy đậu thì sao thưa chị? Chị vẫn cho con gái tiêm phòng đầy đủ chứ?

- Thực tế theo khoa học, rất khó để có thể khẳng định một bệnh nào đó là “lành tính” hay không. Ngay cả những bệnh được mọi người cho là “lành tính” như thủy đậu cũng có tỷ lệ biến chứng cao và nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, viêm phổi, biến chứng thần kinh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng tùy theo thể trạng của từng trẻ mà trong sách có viết rất rõ. Nếu may mắn, con trẻ sẽ khỏi bệnh và không để lại biến chứng gì. Nếu không may, thật khó để nói trước điều gì.

Bản thân tôi là người từng bị bệnh thủy đậu, từng phải đau đớn trải qua những ngày chiến đấu chống lại bệnh khi đã 26 tuổi. Thế nên, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng một số bệnh nói chung và thủy đậu nói riêng. Thay vì lựa chọn một quyết định có tỷ lệ rủi ro cao và khiến con trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao, tôi lựa chọn chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa thủy đậu cho con.

‘De con duoc chich’ – Phuong phap chong om danh cho tre
Quyển sách “Để con được chích” với các thông tin về hệ miễn dịch và vắc xin, giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ một cách khoa học nhất

* Vậy chị đã lựa chọn đi tiêm phòng cho con ở cơ sở chủng ngừa nào?

 - Từ bé, con gái tôi đã theo bác sĩ Trí Đoàn nên tôi chọn tiêm ngừa cho con ở hệ thống phòng khám mà bác sĩ công tác ở đó để tiện theo dõi. Trừ những loại vắc xin đặc biệt chỉ phải tiêm khi đến những vùng địa lý đặc biệt, còn lại, tất cả các mũi vắc xin trong diện tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, tôi đều tiêm đủ cho con bao gồm cả thuỷ đậu. Còn các bạn có thể chọn tiêm ở viện Pasteur, VNVC (Vietnam Vaccine JSC) hay các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng trên cả nước đều được.

* Chị có lời khuyên nào dành cho các cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe con trẻ?

- Chúng ta sống trong thời kỳ các dịch bệnh đã được kiểm soát thật tốt nhờ vắc xin nên chúng ta không hiểu rõ được sự nguy hiểm của các dịch bệnh khi không có vắc xin. Do đó, tôi mong các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin, các nguồn tin về vắc xin, thận trọng kiểm chứng tính tin cậy dựa trên nghiên cứu khoa học thay vì vội vàng chia sẻ một tin tức có tính “giật gân” hù dọa nhằm câu view nào đó. Và tôi chúc chúng ta, những bậc cha mẹ, luôn tự tin và tỉnh táo trên hành trình khôn lớn cùng con!

Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể chủ động bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này. Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn tiêm 1-2 liều (tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ). Gọi ngay tổng đài 1800 54 54 59 để được tư vấn miễn phí về bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa. Truy cập fanpage Chặn đứng hệ lụy từ thủy đậu.

Hoặc website: http://www.tiemphongvacxin.com để biết thêm thông tin về thủy đậu.

* Đây là bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục

Đặng Ngọc (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI