ĐD Thanh Vân: Ngạc nhiên về những người ném đá 'Sống cùng lịch sử'

23/09/2014 - 08:26

PNO - PN - "Ở góc độ người làm nghề, tôi đã làm những điều tốt nhất trong khả năng có thể cho bộ phim. Đối diện với mình, về lương tâm nghề nghiệp, tôi không có điều gì nuối tiếc. Tất nhiên, tôi thừa nhận việc mình sẽ còn phải...

edf40wrjww2tblPage:Content

DD Thanh Van: Ngac nhien ve nhung nguoi nem da 'Song cung lich su'

* Câu chuyện ồn ào mấy ngày qua về bộ phim Sống cùng lịch sử của ông được đầu tư lớn (21 tỷ đồng), nhưng thậm chí có những cụm rạp không bán được một vé. Nhận được phản hồi như thế từ phòng vé, ông suy nghĩ thế nào?

- Tôi có trong tay các bảng tổng kết doanh thu của các cụm rạp và tôi nghĩ, thông tin “phim không bán được vé nào” là một thông tin nhằm gây scandal có chủ đích của người viết. Bởi, việc không bán được vé nào và bán được một ít vé là khác nhau. Tất nhiên, tôi thừa nhận việc mình sẽ còn phải học nhiều về việc vừa làm phim vừa đi bán phim. Tôi vốn chỉ là người làm nghề thuần túy, chỉ biết làm ra những bộ phim thật tốt trong khả năng của mình.

* Nhưng câu chuyện đại bộ phận khán giả không biết có thông tin bộ phim của ông được ra rạp, theo ông là lỗi ở khâu nào?

- Tôi đã chia sẻ, việc quảng bá của bộ phim ra rạp có vấn đề và chưa được làm chuyên nghiệp. Nhưng ngay cả kinh phí quảng bá cho phim cũng phải được phê duyệt và thực hiện theo đúng “ba-rem” của Bộ VH-TT-DL, Cục Điện ảnh đã phê chuẩn. Kinh phí đó so với kinh phí quảng bá của các hãng tư nhân, tôi nghĩ là không thể sánh được. Tôi vẫn nghĩ ai làm phim thì sẽ chuyên tâm làm phim, ai làm phát hành sẽ lo chuyện đó. Tôi cũng có những mối quan hệ có thể quảng bá cho mình, nhưng tự nói về mình, tự khen mình, tôi không làm được.

* Nhưng 21 tỷ cho một bộ phim là một kinh phí lớn, thậm chí với những hãng tư nhân đầu tư cho phim họ tự gọi là “bom tấn” thì đó vẫn là con số họ phải “mơ”. Xin hỏi, kinh phí đó được phân bổ như thế nào trong dự án Sống cùng lịch sử?

- Cơ chế hoạt động thông thường của một hãng phim Nhà nước có rất nhiều bộ phận. Bộ phận kỹ thuật (bảo quản máy móc, thiết bị, ánh sáng, âm thanh...), bộ phận chịu trách nhiệm hiện trường, hậu kỳ đều cần có kinh phí để vận hành. Trong khi, nếu hãng tư nhân, đa phần các bộ phận này chỉ có vài người, hoặc không có ai, khi cần họ thuê và sử dụng, thì các hãng phim Nhà nước, nhân sự từng bộ phận thường đông hơn rất nhiều. Khi phê duyệt một dự án, các bộ phận đó vẫn được phê duyệt kinh phí nằm trong thông lệ của Bộ VH-TT-DL, Cục Điện ảnh... Đừng hỏi chúng tôi tại sao không giảm bớt nhân sự đi, đó là câu chuyện dài, không thể giải quyết khi chưa có cơ chế. Hãng phim truyện Việt Nam đã tồn tại hơn 50 năm và vẫn vận hành theo cơ chế đó suốt từng ấy thời gian. Như vậy tổng số tiền duyệt cho dự án này chúng tôi dành một phần nuôi hãng, nuôi các bộ phận làm tiền kỳ hậu kỳ và một phần dành cho đoàn phim đi quay.

Hiện nay Nhà nước cũng đã nhìn ra vấn đề cồng kềnh của sự vận động này và đang tìm con đường thích ứng. Nhưng, muốn thay đổi cần có thời gian và cần một lộ trình. Việc sẽ cổ phần hóa hãng phim này cũng đang được xem xét và có thể đó là một giải pháp chăng?

* Là người đã có những thành công đáng trọng trong điện ảnh, thậm chí Đời cát của ông một thời từng là “biểu tượng” của điện ảnh Việt Nam thế hệ mới. Thành công như thế nhưng cuối cùng ông cũng không tránh được những “đòn roi” dư luận. Thực sự, những ngày này, điều ông suy nghĩ nhiều nhất là gì?

- Ở góc độ người quan sát, tôi thấy những người đã xem phim hầu như không ném đá. Trong tay tôi có những bài báo đánh giá về bộ phim một cách xác đáng khi họ được xem nó công chiếu trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Vậy nên, tôi nghĩ, những người đã ném đá và đang ném đá nó cũng nên xem thử phim một lần. Tôi chỉ ngạc nhiên là 90% người đang ném đá bộ phim một cách mạnh mẽ, hàm hồ đều chưa xem phim. Hình như đây là một thói quen của xã hội ta hiện nay, người ta sẵn sàng ném đá một sản phẩm ngay cả khi chưa biết nó có hình dạng thế nào, sẵn sàng ném đá vào những điều họ chưa biết. Tôi thấy ngạc nhiên và phi lý. Ở góc độ người làm nghề, tôi đã làm những điều tốt nhất trong khả năng có thể cho bộ phim. Đối diện với mình, về lương tâm nghề nghiệp, tôi không có điều gì nuối tiếc. Tuy nhiên, nói thế nào lúc này cũng sẽ mang tiếng là biện minh. Và ngay bản thân mình, nói ra mọi điều vào lúc này tôi cũng thấy vô cùng khó khăn.

* Nhưng dù vậy, ông có nghĩ, một cách công bằng, những bộ phim thực sự có ý nghĩa vẫn cần có một con đường đến với khán giả. Ông đã từng nghĩ tới điều đó, cho dù ông không phải là một người “bán phim”?

- Ngay mới đây, tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn và đề nghị có thể đưa phim này đến chiếu ở các trường đại học trong cả nước cho các bạn trẻ. Đây là mong muốn lương thiện của tôi. Có thể nó thành hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Và ngày 27/9 tới đây, bộ phim sẽ được chiếu tại trường ĐH KHXH & NV Hà Nội.

* Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

 Kim Sen (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI