PNO - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, để việc dạy và học trực tuyến đáp ứng các yêu cầu của xã hội, cần một nền tảng đủ mạnh. Ngay cả khi dịch đã ổn định, đây vẫn là một nội dung quan trọng mà ngành cần phải thực hiện trong chiến lược của mình.
Hơn 1,8 triệu học sinh không có thiết bị học tập
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời chất vấn ngày 11/11 |
Ngày 11/11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn trong khuôn khổ kỳ họp thứ hai, Quốc hội (QH) khóa XV, nhiều đại biểu (ĐB) bày tỏ sự quan tâm về việc dạy và học trực tuyến. ĐBQH Nguyễn Danh Tú (tỉnh Kiên Giang) trích dẫn một báo cáo cho biết, 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập theo phương thức trực tuyến, trong khi số máy tính huy động được chỉ đáp ứng 46,1% nhu cầu của học sinh có hoàn cảnh khó khăn: “Với trách nhiệm là người đứng đầu ngành GD-ĐT, xin bộ trưởng cho biết, việc học trực tuyến của 53,9% học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn lại như thế nào?”.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhìn nhận thực trạng thiếu hụt trang thiết bị học tập cho học sinh: “Theo thống kê, không phải 1,5 triệu cháu không có trang thiết bị học tập mà là 1.867.000 học sinh hiện không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập. Có gia đình hai, ba anh chị em nhưng chỉ có một chiếc điện thoại để học”. Ông cho rằng, trước khi quan tâm tới việc học sinh tiếp thu được gì qua chương trình học trực tuyến, cần đảm bảo học sinh có đủ thiết bị học tập.
Thực tế, ở một số địa phương, xảy ra tình trạng trẻ đang dần bỏ học do không học được. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian vừa qua, bộ đã huy động và hỗ trợ được trên 140.000 máy tính; trong tháng 11, sẽ phân phối cho các nơi khoảng trên 50.000 máy tính.
ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (tỉnh Quảng Bình), ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (tỉnh Bình Phước) cùng đặt câu hỏi, trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục phức tạp, Bộ GD-ĐT có chiến lược gì để việc dạy và học trở nên bền vững hơn trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, điều quan trọng là phải có đầu tư để hình thành một nền tảng đồng bộ, đủ lớn:
“Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông giải quyết được một số việc mang tính cụ thể. Trong số 1.919 điểm lõm sóng, chỉ trong vòng hai tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giải quyết được 283 điểm. Như vậy, việc lõm sóng còn ở rất nhiều nơi, cần tăng cường cơ sở hạ tầng. Cần phải xây dựng một nền tảng để học tập trực tuyến đủ lớn, mang tầm quốc gia chứ không phải mỗi nơi làm một kiểu. Làm vậy là thiếu tính bền vững và lâu dài”.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các quy định, hướng dẫn hiện nay tương đối đầy đủ, nhưng vẫn còn thiên về tính ứng phó tạm thời. Do đó, sau đợt ứng phó với dịch bệnh này, bộ sẽ đánh giá sâu hơn và pháp chế hóa đối với một số văn bản còn mang tính hướng dẫn tạm thời. Giải pháp tiếp theo là xây dựng một kho học liệu, bộ cơ sở dữ liệu đủ lớn để đảm bảo nền tảng cho việc học tập trực tuyến.
“Về tư tưởng và nhận thức, chúng tôi cho rằng, việc dạy trực tuyến lúc này là một hình thức ứng phó tạm thời, nhưng vẫn là một công việc lâu dài. Ngay cả khi dịch đã ổn định, dạy trực tuyến vẫn là một nội dung quan trọng mà ngành cần phải thực hiện trong chiến lược của mình” - ông nói.
Băn khoăn chất lượng học trực tuyến
Bên cạnh vấn đề trang thiết bị, nền tảng, nhiều ĐBQH cũng băn khoăn về chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học online trong thời gian qua. Theo ĐBQH Hoàng Văn Liên (tỉnh Long An), cử tri cho rằng, việc cho trẻ em lớp Một học trực tuyến chưa đạt hiệu quả như mong muốn, gây khó khăn nhiều mặt cho phụ huynh.
![]() |
Nhiều trường tiểu học ở Thừa Thiên - Huế hiện đã cho học sinh học trực tuyến trở lại do có nhiều ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong cộng đồng - Ảnh: Thuận Hóa |
Trả lời ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin, bộ chủ trương lớp Một và lớp Hai sẽ chủ yếu học trên truyền hình, chỉ dạy trực tuyến ở những trường có đủ điều kiện và được giáo viên đồng ý. Trong hơn hai tháng qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam sản xuất được 166 bài giảng, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cho học sinh lớp Một và Hai: “Tôi nghĩ đó cũng là một giải pháp trong rất nhiều giải pháp. Sẽ khó có một giải pháp nào thỏa mãn được tất cả các yêu cầu, do đó, chúng ta chọn một giải pháp tối ưu hơn cả. Đối với các cháu lớp Một thì dạy trên truyền hình là một lựa chọn được đông đảo phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ”.
Về hiệu quả của chương trình giảng dạy trực tuyến, Bộ GD-ĐT cũng có các đánh giá sơ bộ, nhưng cần phải có cuộc điều tra, khảo sát sau khi học sinh quay trở lại trường để đánh giá toàn diện hơn. Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng thừa nhận, chất lượng học trực tuyến khó bằng học trực tiếp.
Để khắc phục những hạn chế của việc học trực tuyến kéo dài, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục củng cố kiến thức cho học sinh khi đi học trở lại. Theo đó, các giáo viên có trách nhiệm đánh giá học lực của học sinh trong lớp để phân ra các nhóm.
“Khi học sinh trở lại trường, lớp học sẽ không đồng đều như khi học trực tiếp. Cháu nào có thiết bị tốt, được cha mẹ kèm tốt thì có thể tốt hơn các cháu có thiết bị phập phù, cha mẹ bận rộn. Cho nên lúc này, cần triển khai các biện pháp hỗ trợ theo nhóm, theo từng học sinh. Dạy học theo hướng cá thể hóa là một phương pháp rất phù hợp cho các lớp có nhiều trình độ” - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, việc đánh giá này phải từ từ chứ không thực hiện ngay khi trẻ quay lại trường: “Chúng tôi yêu cầu nhà trường, khi học sinh quay lại trường, đừng lôi các em ra đánh giá xem “được gì trong đầu” ngay. Đầu tiên là phải cho các em làm quen lại với trường học, học cách tự phòng, chống dịch cho bản thân, làm quen lại với môi trường, sau đó lấy lại tinh thần, tâm lý thư thái”.
“Nóng” vấn đề học thêm, dạy thêm Học thêm, dạy thêm cũng là chủ đề “nóng” tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. ĐBQH Nguyễn Huy Thái (tỉnh Bạc Liêu) bức xúc, dù Bộ GD-ĐT nghiêm cấm nhưng thời gian gần đây, vẫn có tình trạng học thêm và dạy thêm bằng hình thức trực tuyến. Đặc biệt, có học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương tăng cường rà soát ngay để ngăn chặn hiện tượng này.
ĐBQH Nguyễn Công Long (tỉnh Đồng Nai) đề nghị, cần phải giải quyết được tận gốc tình trạng dạy, học thêm bằng cách xác định căn nguyên của vấn đề: “Từ trước đến nay, chúng ta tiếp cận vấn đề dạy thêm, học thêm như một vấn nạn xã hội và xử lý theo cách cấm. Qua báo chí, chúng ta thấy có những nơi, người ta tổ chức mật phục, bắt quả tang giáo viên dạy thêm để xử lý, xử phạt, đưa lên cả báo chí. Tôi cho rằng, cách ứng xử đối với các nhà giáo như vậy không phù hợp. Hôm qua, có đại biểu của tỉnh Cà Mau ví von rằng, tại sao bên giáo dục thì cấm mà y tế thì không cấm. Hôm nay, các cử tri, giáo viên cũng đặt lại câu hỏi là tại sao ngành y được làm thêm mà ngành giáo dục lại không được dạy thêm”. Ông cho rằng, việc dạy thêm, học thêm xuất phát từ thực tế là thu nhập của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như một công việc mưu sinh. Khẳng định dạy thêm và học thêm là vấn đề đã được nhắc rất nhiều từ các khóa QH trước và chưa có hồi kết, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (tỉnh Thái Nguyên) nêu bốn vấn đề cần quan tâm: phải giảm tải chương trình từ sách giáo khoa (học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức rất nhiều và rất nhiều nội dung chưa thực sự phù hợp); phải đổi mới phương pháp dạy học; cần đổi mới phương pháp thi cử; xem lại cách tổ chức hệ thống trường học, nếu vẫn còn hệ thống trường chuyên thì đương nhiên xuất hiện nhu cầu dạy thêm, học thêm. |
Minh Quang
Chia sẻ bài viết: |
TPHCM đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu lớp Mười cho 3 trường học
Nóng: TPHCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp Mười công lập năm học 2025-2026
Các mốc thời gian quan trọng, thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 cần lưu ý
Công ty chủ quản của Trường Quốc tế Mỹ AIS thanh toán khống hơn 1.200 tỉ đồng
Hà Nội công bố môn thứ ba thi vào lớp Mười
Các nhà giáo dục đã chỉ ra nhiều hạn chế, khó khăn của bậc học mầm non ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp...
Ngành giáo dục TPHCM đang triển khai nhiều công trình, dự án và hoạt động nổi bật để chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ban Văn hóa xã hội - Hội đồng nhân dân TPHCM làm việc với các quận, huyện, tìm cách đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học.
Mức học phí tăng khiến áp lực vào đại học đối với các thí sinh không chỉ ở điểm đầu vào mà còn ở hóa đơn học phí.
Khi đủ điều kiện, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là tốt. Những nơi không có điều kiện dạy 2 buổi, hoạt động với học sinh chủ yếu là giáo dục.
Ông Nguyễn Văn Được - Chủ tịch UBND TPHCM - giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học tại TPHCM thay ông Phan Văn Mãi.
Qua rà soát, cơ quan bảo hiểm xác định hàng trăm giáo viên ở Nghệ An chưa đóng phần chênh lệch sau khi được xếp lại bậc lương.
Việc có các môn thi, nhóm thí sinh khác nhau khiến nhiều tỉnh, thành lo gặp khó khăn, sai sót trong việc tổ chức cũng như chấm thi, in sao đề thi.
Từ 21-28/4 thí sinh sẽ đăng ký dự thi, đến 11/6 sẽ hoàn thành đánh số báo danh, xếp phòng thi. Ngày 26/6 thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp THPT 2025.
Khi giám thị phát đề thi, do sơ suất 2 thí sinh ngồi gần nhau nhận cùng mã đề nên phải phát lại khiến thí sinh mất thời gian làm bài.
Năm nay, khối đại học có 90 đoàn đến từ các học viện, trường đại học. Thí sinh được chia thành 2 bảng, bắt đầu tranh tài từ ngày 1/4 đến 5/4
Sau gần 3 tháng triển khai, giải thưởng “Bền Đam Mê” đã chính thức tìm được những gương mặt tài năng trẻ xuất sắc nhất.
Hơn 200 học sinh Trường tiểu học Phú Thọ (quận 11, TPHCM) đồng diễn ngày hội toàn thắng. Mỗi học sinh như trở thành 1 chiến sĩ nhí đầy tự hào.
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn rà soát dữ liệu chuẩn bị tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.
UBND TPHCM giao công an thành phố điều tra việc Công ty Cổ phần Giáo dục quốc tế Mỹ AIS thanh toán khống với tổng giá trị hơn 1.200 tỉ đồng.
Từ 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành, Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn ra 37 thí sinh xuất sắc nhất để dự thi Olympic quốc tế và khu vực.
Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A hướng dẫn học sinh cách xử lý khi bị bạo lực học đường, bao gồm 3 bước.
Hơn 60 doanh nghiệp lớn thuộc nhiều lĩnh vực đã mang tới 5.000 vị trí việc làm ở các gian hàng tuyển dụng tại Đại học Kinh tế TPHCM ngày 30/3.