Dạy trò biết đón nhận thất bại

05/02/2015 - 15:21

PNO - PN - Đi học về, đứa con trai 9 tuổi đặt cặp lên ghế khoe: “Mẹ ơi, hôm nay tụi con đá bóng thua đấy. Hiệp đầu tụi con đá vào 2 trái nhưng hiệp 2 tụi con thua lại 3 trái. Tụi con thua nhưng vui lắm mẹ ạ”!

edf40wrjww2tblPage:Content

Cái cách con trai tôi khoe thất bại khiến tôi cứ phải suy nghĩ. Tại sao thất bại, con tôi lại nói "vui lắm mẹ ạ" một cách hớn hở? Con không buồn sao?

Con tôi cũng buồn chứ, bởi ai chẳng muốn khi mình khoe với người khác phải là một chiến thắng rực rỡ chứ không phải một thất bại. Con đã chơi rất tốt ở vị trí của mình, chơi đẹp ở cả thời gian cuối cùng, không gạt chân, không tỏ ra cay cú với bạn, không xô xát khi bị bạn chơi xấu, đỡ bạn bị ngã đứng dậy... Có gì đáng buồn khi chơi bóng là cần một tập thể, một tinh thần đồng đội gắn kết.

Day tro biet don nhan that bai

Nguồn ảnh: baogialai.com.vn

Đón nhận chiến thắng bao giờ cũng dễ dàng hơn một thất bại, nhất là với những đứa trẻ đã quen với chiến thắng.

Lớp tôi dạy có Vy là một cô bé 10 tuổi rất xinh xắn đáng yêu, học rất giỏi và cũng rất ngoan. Trong lớp, lúc nào cô bé cũng xếp đầu lớp về việc học tập. Nhưng hôm cô giáo cho thi làm phép tính nhanh theo tổ, tổ của Vy chỉ về vị trí thứ 2 vì nộp bài sau một tổ khác. Vy tỏ ra khó chịu, đỗ lỗi cho các bạn đã không chịu học, học dốt để em phải làm bài một mình.

Nguyên nhân rất đơn giản: tổ về nhất chia bài tập nhỏ ra cho mỗi bạn một câu mọi người cùng làm. Ngược lại, Vy cho rằng các bạn trong tổ học dở hơn mình sợ làm sai nên tự làm một mình. Chưa đã, Vy quay qua nói xấu, châm chọc tổ về thứ nhất.

Vui sướng trước chiến thắng dễ hơn là đón nhận thất bại. Thất bại khiến những đứa trẻ có cảm giác xấu hổ, tự ti.

Đối với những trẻ luôn nhận được lời khen tặng thái quá thì việc bị thua là điều khó có thể chấp nhận. Có thể bé sẽ tự dằn vặt mình hoặc quay mũi dùi sang bên chiến thắng để đả kích và châm ngòi cho "chiến tranh" xảy ra, cho đến khi phải có sự can thiệp từ người lớn mới chịu dừng.

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Ngay từ nhỏ, trẻ đã bộc lộ tính hơn - thua nhưng lại thiếu đi khả năng đón nhận thất bại. Những thất bại đầu đời với người lớn chỉ là "chuyện trẻ con" nhưng với trẻ là cả một vấn đề lớn. Nếu trẻ mang thái độ tiêu cực đó làm hành trang vào đời thì thật nguy hại.

Trong mỗi cuộc thi thì phải có người thắng kẻ thua, nên tinh thần thượng võ rất quan trọng. Thắng thuyết phục và thua tâm phục.

Con trẻ có thể vì chuyện thắng thua mà sinh ra đố kị, hằn học, chơi xấu lẫn nhau thậm chí dè bỉu, nói xấu lẫn nhau. Kết quả là tình bạn vỡ tan, tinh thần học tập bị triệt tiêu.

Vậy nên, thi đua ở trường học là cần thiết, kích thích sự ham học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, nhưng thầy cô cũng đừng đặt nặng vấn đề thắng thua. Cần lắm những định hướng đúng lúc, kịp thời cho trẻ nhìn nhận đúng thất bại của mình.

Cần dạy trẻ thất bại là một bài học để từ đó rút ra kinh nghiệm quý cho mình. Chiến thắng là điều cần hướng đến, nhưng chiến thắng vẻ vang nhất đó là chiến thắng chính mình.

PHẠM QUYÊN (Bình Phước)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI