Dạy con căm thù bố

03/11/2013 - 14:50

PNO - PNCN - Không biết bằng con đường nào mà hơn bốn năm sau ngày xảy ra vụ án, hai lá thư của Nguyễn Thị Thuận (kẻ chủ mưu gây ra cái chết của ba người trong gia đình đại úy Nguyễn Chí Hưng năm 2008) lại đến tay bé Nguyễn Chí K. và cô...

edf40wrjww2tblPage:Content

Con biết tin ai?

“ Cô giáo Nguyễn Thị Thuận đốt chết cả nhà anh chồng” là một vụ án lớn ở Hà Nội. Do tức giận anh chồng là đại úy Nguyễn Chí Hưng đã bênh em trai là anh Nguyễn Chí Tuấn, góp ý với Thuận về cách cư xử với chồng, Thuận thuê hai gã thợ xây đổ xăng qua khe cửa nhà anh Hưng phóng hỏa, khiến cả gia đình anh Hưng chết thảm. Vụ án được Tòa án Quân sự xét xử, sau khi được điều tra kỹ bởi cả cơ quan công an và quân đội. Vấn đề còn lại đáng bàn của vụ án là tình mẫu tử của thủ phạm. Từ ngày mâu thuẫn với chồng là anh Nguyễn Chí Tuấn, Thuận đã bỏ mặc con trai cho cha nuôi dưỡng. Bé K. dường như không còn ký ức nào về người mẹ. Thế nhưng một hôm, bé K. về nhà với bộ dạng hoảng loạn, ai hỏi gì cũng không đáp, mắt thẫn thờ nhìn di ảnh chị Huyền (con gái của đại úy Hưng, bị chết trong vụ cháy). Đêm đến, bé K. nằm khóc một mình, anh Tuấn gặng hỏi mãi bé mới đáp lại bằng một câu hỏi: “Có phải bố giết cả nhà bác Hưng rồi đổ tội cho mẹ không?”. Anh Tuấn chết lặng, ôm chặt con vào lòng, hai bố con cùng khóc. Bé K. kể cho bố nghe việc được cô giáo đưa cho lá thư của mẹ Thuận để đọc ở lớp, rồi cô giáo thu lại. Trong thư, Thuận viết: “Những điều hôm con lên thăm, mẹ bảo con hỏi bố, về con đã hỏi chưa? Những tội lỗi bố gây ra rồi đổ hết cho mẹ, có bao giờ bố ân hận không? Bố hại mẹ để mẹ phải đi tù có trời đất biết, đêm về bố có ngủ ngon không? Đêm có thấy bác Hưng về đứng ở đầu giường không? Con cứ để bố lấy vợ, sau này mẹ con mình sẽ ở với nhau”…

 Day con cam thu bo

Tiếp xúc với tôi, bé K. nói: “Con không biết phải tin ai. Từ bé đến lớn, con thân nhất với chị Thảo Hiền, giờ chị chết rồi, con chỉ có bà nội và bố. Con yêu bố nhất, nhưng sao mẹ lại bảo bố là người có tội?”. Anh Tuấn cho biết: “Rất may là tôi phát hiện sự việc này, nếu không con tôi sẽ sống thế nào khi không còn niềm tin?”. Anh Tuấn quyết định làm rõ trắng đen bằng cách gửi đơn đến các cơ quan chức năng, yêu cầu ngăn chặn âm mưu của Thuận, dù Thuận là mẹ bé K., dù anh từng cố gắng giữ vững quan hệ mẹ con bằng cách đưa con lên trại giam thăm mẹ. Anh không ngờ, Thuận lại nhẫn tâm đầu độc tinh thần con trai để làm cho con oán hận bố.

Chúng tôi đến Trường tiểu học CL ở phố Nguyễn Thái Học để tìm hiểu sự thật về lá “thư lạ”. Thuận đã “phù phép” để lá thư không thông qua sự kiểm duyệt của ban Giám thị trại giam 171 (Bộ Quốc phòng) theo quy định. Bên ngoài bì thư, không đóng dấu đỏ hay bất cứ chữ ký nào của trại giam, được gửi bằng đường bưu điện. Với một phạm nhân đang thi hành án cải tạo giam giữ như Thuận, việc ra bưu điện gửi thư là không thể xảy ra. Chúng tôi đã trao đổi vấn đề với lãnh đạo trại giam 171 qua điện thoại và một ngày sau, tổ công tác của trại đã lập biên bản, thu giữ hai lá thư của Thuận tại Trường CL, hứa sẽ xử lý nghiêm và có báo cáo cụ thể về vụ việc.

Đừng đuổi con ra đường

Thất bại trong việc đầu độc con bằng thư, Thuận chuyển hướng, ủy quyền cho em trai ruột ở Yên Bái, xuống Hà Nội, tìm cách đòi lại căn nhà bé K. đang ở cùng bố. Thuận thừa biết, điểm yếu của anh Tuấn là con trai. Đánh vào con, bố sẽ đau gấp trăm ngàn lần. Bản án ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm đã chia ngôi nhà cho Thuận, nhiều lần gia đình Thuận từ Yên Bái xuống đòi nhà, nhưng không được bố con anh Tuấn chấp nhận. Anh Tuấn cho rằng, quá trình xử lý vụ án dân sự này có nhiều dấu hiệu sai phạm. Anh nói: “Bản án tuy đã xét đến công sức, tiền của tôi đóng góp, nhưng vẫn chưa thỏa đáng. Điều quan trọng là tòa đã xử dựa trên các tài liệu thu thập từ giai đoạn sơ thẩm (năm 2007), lúc vụ “đốt nhà, giết người” chưa xảy ra, Thuận bị phát hiện đã “đi đêm” với thẩm phán thụ lý vụ án. Không ai màng đến quyền lợi của đứa trẻ, mà hành xử không có chút tình người". Tháng 8/2013, Đội Thi hành án TAND huyện Từ Liêm đã “cấp tập” thực hiện lệnh cưỡng chế thu hồi căn nhà ở xóm Kho cho người em trai của Nguyễn Thị Thuận, được ủy quyền giải quyết việc chia tài sản. Ai cũng biết, nhà bị thu hồi, tức là bố con cháu K. phải ra đường.

Ngày cưỡng chế, bà con ở xóm Kho, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, không ai bảo ai, đã cùng kéo đến nhà để “xem” (thực chất là để ngăn cản) vụ cưỡng chế. Một cảnh tượng khiến bất cứ ai có mặt cũng phải rớt nước mắt. Bé K. cùng bà nội đeo khăn tang trắng đứng trên tầng hai của căn nhà, đưa cao di ảnh của ba người đã chết, khóc thảm thiết. Bé K. van xin: “Các bác ơi! Xin đừng lấy nhà của cháu. Mẹ Thuận ơi, sao mẹ lại đuổi con ra đường?”. Buổi cưỡng chế bất thành. Bé K. nói với chúng tôi trong nước mắt: “Con sợ sẽ không còn chỗ để ở. Con không muốn rời ngôi nhà này. Con rất sợ phải xa nơi này. Con cầu xin cô hãy nói với mẹ Thuận đừng đuổi con ra được không cô?”. Tôi không biết trả lời cháu thế nào vì thật sự không biết phải đánh thức tình mẫu tử trong lòng người mẹ ấy bằng cách nào.

Thu Trang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI