Đau nhức xương khớp cản trở phụ nữ khi bước sang giai đoạn trung niên như thế nào?

25/10/2023 - 08:56

PNO - Chị Hiền (40 tuổi, ngụ tại Hà Nội) bị nhức vùng cổ phải, cơn đau lan xuống cánh tay phải suốt nhiều tháng. Chị đến Phòng khám ACC (Hà Nội) để thăm khám và điều trị. Sau 1 tháng, bệnh nhân hồi phục 70%.

Chia sẻ với bác sĩ Erik W.Waardenburg, Phòng khám ACC (Hà Nội), chị Hiền cho biết, chị đau nhức dữ dội toàn thân bên phải từ cổ xuống gót chân. Trong đó nơi đau nặng nhất là vùng thắt lưng khiến cho khả năng vận động của chị bị hạn chế nhiều.

Bác sĩ Erik W.Waardenburg điều trị thoái hóa đốt sống cổ cho bệnh nhân bằng Chiropractic - Ảnh: Hạnh Vũ
Bác sĩ Erik W.Waardenburg điều trị thoái hóa đốt sống cổ cho bệnh nhân bằng Chiropractic - Ảnh: Hạnh Vũ

Từ kết quả chụp MRI, bác sĩ Erik phát hiện bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ từ đốt C3-C5 và thoái hóa cột sống thắt lưng từ L4-S1.

Bệnh nhân được chỉ định 18 buổi điều trị với các phương pháp nắn chỉnh cột sống, kéo giảm áp và phục hồi chức năng với tần suất 4 buổi/tuần. Sau 6 buổi điều trị kết hợp chườm nóng tại nhà, cơn đau nhức ở thắt lưng đã giảm đáng kể. Sau 1 tháng, bệnh nhân đã hồi phục 70%.

Nguyên nhân nữ giới tuổi trung niên dễ mắc bệnh cơ xương khớp, đừng chần chừ

Thoái hóa xương khớp sớm ở phụ nữ giờ đây không còn là chuyện hiếm gặp. Từ những ca khám tại Phòng khám ACC, bác sĩ Erik W.Waardenburg cho biết hầu hết người bệnh bỏ qua những dấu hiệu đau nhức ban đầu, cho đến khi tình hình thực sự nghiêm trọng mới đi khám.

Như gần đây là trường hợp bệnh nhân nữ 51 tuổi đến Phòng khám ACC với tình trạng đau thắt lưng và tê chân khi đi lại, dù chị uống thuốc nhiều tháng trời không đỡ. Qua phim MRI, bác sĩ Erik phát hiện chị bị phình đĩa đệm L3-S1, thoái vị nội xốp và thoái hóa cột sống. Sau 3 buổi điều trị, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, có thể đi bộ được quãng đường xa hơn. Sau liệu trình 13 buổi, bệnh nhân đã đạt được kết quả rất tốt, không còn đau, không còn tê và có thể đi bộ đường dài.

Bác sĩ Erik tư vấn về điều trị bệnh cơ xương khớp cho bệnh nhân - Ảnh: Hạnh Vũ
Bác sĩ Erik tư vấn về điều trị bệnh cơ xương khớp cho bệnh nhân - Ảnh: Hạnh Vũ

Bác sĩ Erik cho biết, theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn nam giới 10-15%, khoảng 40% phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp. Các bệnh lý xương khớp thường gặp ở nữ giới là đau lưng, đau cổ, đau đầu gối, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý xương khớp là do chúng ta ngồi quá nhiều và ít vận động thể chất.

Các bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa ở nữ giới - Ảnh: Hạnh Vũ
Các bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa ở nữ giới - Ảnh: Hạnh Vũ

Ngoài ra, theo bác sĩ Erik W.Waardenburg, phụ nữ trung niên dễ gặp các bệnh cơ xương khớp là do sụt giảm estrogen theo thời gian.

“Hormone estrogen tạo ra hàng rào bảo vệ khớp, kháng viêm; mất đi hàng rào này dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa, đau khớp. Bên cạnh đó, mật độ xương ở nữ giới cũng mỏng yếu hơn, các yếu tố mang thai, sinh đẻ, chấn thương… cũng sẽ tăng nguy cơ thoái hóa khớp” - bác sĩ Erik phân tích.

Chiropractic: điều trị bệnh xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật

Bác sĩ Erik W.Waardenburg cho biết, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được xem là liệu pháp trị bệnh xương khớp tiên tiến không dùng thuốc hay phẫu thuật. Chiropractic chữa bệnh dựa trên nguyên lý gắn kết giữa hệ thần kinh cột sống và sức khỏe cơ thể. Phương pháp này phù hợp với nhiều đối tượng kể cả phụ nữ mang thai, trẻ em và người lớn tuổi.

Bằng cách nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng, các bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống sống giúp sửa chữa vùng cơ, dây chằng đốt sống bị sai lệch, giảm áp lực lên dây thần kinh xung quanh, giúp cơ thể người bệnh hồi phục trạng thái cân bằng tự nhiên và thậm chí tự chữa lành các bệnh ở cơ quan khác mà không cần dùng thuốc.

Điều trị bệnh xương khớp tại ACC có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại - Ảnh: Hạnh Vũ
Điều trị bệnh xương khớp tại ACC có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại - Ảnh: Hạnh Vũ

Tại Phòng khám ACC, điều trị bệnh xương khớp còn được kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, với các máy móc hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ II, hệ thống máy tập Pneumex (Mỹ) giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Bên cạnh việc điều trị, bác sĩ Erik khuyến cáo phụ nữ nên tăng cường thể dục để tăng mức độ chịu lực tốt cho các nhóm cơ khớp, khỏe tim mạch; ăn uống đa dạng đủ chất, ngủ đủ giấc để cơ xương phục hồi tái tạo, tầm soát cơ xương khớp định kỳ.

Yến Lê

Nguồn: ACC

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI