Đầu năm đi lễ chùa Trấn Quốc

31/01/2014 - 08:22

PNO - PNO - Với nhiều người, nhiều gia đình, chương trình du xuân Tết luôn có mục thăm viếng, lễ chùa đầu năm. Mời các bạn cùng Phụ Nữ Online tham quan chùa Trấn Quốc (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ - Hà Nội) - một danh thắng nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

edf40wrjww2tblPage:Content

Chùa Trấn Quốc  là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, được xây dựng từ thời tiền Lý Nam Đế, thế kỷ thứ 6 (541 - 548) với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc. Năm 1440, chùa được đổi hiệu thành chùa An Quốc. Năm 1616, Niên hiệu Hoàng Định đời vua Kinh Tôn nhà hậu Lê chuyển chùa vào bãi Cá Vàng (trước gọi tắt là Bãi Rùa) chùa được gọi là chùa Trấn Quốc. Năm 1639 chúa Trịnh sửa lại ngôi Tam Quan và xây dựng hành lang hai bên tả, hữu.

Dau nam di le chua Tran Quoc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một đảo của Hồ Tây

Những vị cao tăng và danh nhân thời trước như Đức Văn Phong Pháp Sư, Khuông Việt Thái Sư, Ngô Chân Lưu, Thông Biện, Viên Học, Trần Tú Uyên… và nhiều bậc đại đức, hòa thượng khác đều thụ giáo và tu trì ở chùa này.

Thời Lý, Thái hậu Ỷ Lan thường mở tiệc Trai Tăng tại chùa Trấn Quốc và tìm hiểu qua chư tăng về đạo Phật. Năm 1842 vua Thiệu Trị tới thăm và đổi hiệu lại là chùa Trấn Bắc nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc.

Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa Trấn Quốc có cơ ngơi như ngày nay, dù cảnh quan đã có nhiều thay đổi do sự phát triển của cuộc sống hiện đại, sự pha tạp các phong cách kiến trúc qua các thời kỳ. 

Dau nam di le chua Tran Quoc
Vườn bảo tháp chùa Trấn Quốc nằm trên một đảo của Hồ Tây

Nằm trên một hòn đảo của Hồ Tây, qua một con đường với hai hàng cau đối xứng dẫn vào cổng, chùa Trấn Quốc tách biệt với cuộc sống ồn ã, sôi động bên ngoài khiến du khách có thể cảm nhận không khí thanh bình và chất tâm linh trong chùa.

Dau nam di le chua Tran Quoc
Đường vào chùa Trấn Quốc

Thăm chùa vào những ngày đầu xuân, ngay từ cổng chùa bên đường Thanh Niên, cho đến dọc đường đi vào chùa, khách thăm chùa được đọc những áng văn thơ, câu đối về chùa Trấn Quốc, về Phật pháp… càng hiểu được giá trị văn hóa của chùa Trấn Quốc trong lịch sử Việt Nam cũng như trong đời sống tâm linh của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Dau nam di le chua Tran Quoc
Chùa thu hút nhiều khách tham quan và dâng hương

Hàng ngày, chùa Trấn Quốc vẫn là điểm đến thu hút đông đảo khách thập phương trong nước và quốc tế. Đặc biệt, những ngày lễ, Tết ngày rằm, mồng một, nhiều người dân Hà Nội cùng hòa với những đoàn khách tham quan vào dâng hương, lễ chùa.

Như hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Dau nam di le chua Tran Quoc
Cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ trao tặng trước nhà bia

Trong khuôn viên của chùa, khách tham quan có thể thấy cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Pra-sát sang thăm Việt Nam vào năm 1959, thân hành mang tặng. Cây bồ đề này được lấy từ cây mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thành đạo cách đây 25 thế kỷ. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm bia cổ.

Dau nam di le chua Tran Quoc
Gian thờ Tổ

Phía sau chùa có vườn bảo tháp trong đó bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng vào năm 1998 với 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. 

Dau nam di le chua Tran Quoc
Vườn bảo tháp với tháp cao nhất 11 tầng 

Dau nam di le chua Tran Quoc
Pho tượng Phật bằng đá quý trong ô vòm của bảo tháp

Dau nam di le chua Tran Quoc
Nhà bia trước nhà thờ Tổ

Chùa Trấn Quốc từ lâu đã được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa và được xếp hạng bảo tồn di tích quốc gia. Đến với chùa Trấn Quốc, ngoài dâng hương lễ Phật cầu an, ta có dịp hiểu thêm về lịch sử đất nước, thêm tự hào về một danh thắng của Việt Nam.

MAI VÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI