Dấu hiệu tâm lý để nhận biết trẻ mầm non bị bạo hành

18/12/2013 - 22:07

PNO - Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết có nhiều dấu hiệu bất thường trong biểu hiện của trẻ mà phụ huynh có thể theo dõi để phát hiện trẻ bị bạo hành.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Dau hieu tam ly de nhan biet tre mam non bi bao hanh
Một bé gái 3 tuổi bị bỏng cả hai gan bàn chân vì bị cô bảo mẫu phạt đứng ở sân trường giữa trời nắng nóng.
Sự việc xảy ra tại Trường mẫu giáo tư thục măng non Mỹ Hải (phường Mỹ Hải, TP.Phan Rang - Tháp Chàm
hồi cuối tháng 6/2013 (ảnh: Thiện Nhân)

Quyến luyến hay sợ hãi khi ra về

Theo thạc sĩ Hiếu, những dấu hiệu cần lưu tâm là bé có thể luôn gào khóc không muốn vào lớp dù đã qua tuần lễ làm quen đầu tiên. Bé lớn hơn có thể thường xuyên mếu máo bảo "con không muốn tới trường" và thể hiện sự sợ hãi khi thấy cô giáo. Bé lầm lì, nhút nhát, hay sợ sệt hoặc ngược lại, dễ cáu bẳn, dễ khóc thét, dễ bùng nổ cảm xúc.

Thạc sĩ Nguyễn Công Vinh, ủy viên ban chấp hành Hội tâm lý TP.HCM, thì cho rằng để nhận biết dấu hiệu bất thường của trẻ bị bạo hành, cần có sự quan tâm thường xuyên của ba mẹ đến hành động của trẻ.

Cụ thể là các bậc phụ huynh cần để ý mỗi lần trẻ khóc không chịu đi học, đêm nằm có thể ngủ mơ, có thể rên, la hét... Khi phụ huynh đón trẻ từ trường về, nên để ý trẻ đối xử với cô giáo, bảo mẫu như thế nào, chẳng hạn chào cô với sự sợ hãi hay quyến luyến, theo thạc sĩ Vinh.

Có cần điều trị tâm lý cho các bé chẳng may đã bị bạo hành

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Bộ môn Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết trẻ bị sang chấn tâm lý phải được thăm khám để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc điều trị tâm lý sẽ liên quan đến sức đề kháng tâm lý của trẻ. Có trẻ bị bạo hành nhưng chưa cần điều trị tâm lý, có trẻ lại dễ dàng bị sang chấn tâm lý nặng nề.

“Trẻ bị bạo hành cần được đưa đến gặp các nhà tâm lý để thăm khám. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như hoảng loạn, quá sợ sệt, hay khóc, sợ người lạ, khó khăn trong giao tiếp, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt”, tiến sĩ Điệp khuyên.

Phụ huynh nên tự bảo vệ con mình trước

Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu phân tích, trẻ nhỏ chưa có khả năng tự vệ nên trong khi chờ đợi cơ quan chức năng kiểm soát chặt hơn các cơ sở mầm non, đặc biệt là mầm non tư thục, ba mẹ của trẻ hãy tìm cách tự bảo vệ con mình trước.

Nếu trẻ lớp chồi hay lớp lá đã biết nói, phụ huynh nên thường xuyên tập cho trẻ kể chuyện ở lớp, ở trường. Nếu trẻ còn quá bé, chưa biết nói, cha mẹ nên thỉnh thoảng đột xuất ghé thăm con (giữa giờ nghỉ trưa, thậm chí giữa giờ làm việc, giữa giờ ăn) với lý do đem sữa, thuốc, đồ thay cho bé.

Theo HÀ MINH (Thanh Niên Online)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI