Dấu hiệu không bình yên

08/11/2013 - 19:35

PNO - PN - Vụ nổ mới nhất ở Trung Quốc (TQ) diễn ra tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây, ngay trước văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây chỉ ba ngày trước khi Đảng Cộng sản TQ bắt đầu phiên họp quan trọng bàn về chính...

edf40wrjww2tblPage:Content

Vụ nổ buộc giới chức TQ phải liên hệ đến vụ nổ khác xảy ra chỉ hơn một tuần trước, ở quảng trường Thiên An Môn, khiến cả ba người trên xe cùng hai du khách trên đường đều chết, hàng chục người khác bị thương.

Dau hieu khong binh yen

Hiện trường vụ nổ ở Thái Nguyên, Sơn Tây (ảnh: AFP)

Tuy cơ quan an ninh nước này đang điều tra để tìm nguyên nhân vụ nổ ở Thái Nguyên, nhưng dù là từ nguyên nhân nào thì hai sự cố diễn ra gần nhau buộc giới hữu trách phải quan tâm đến “tình hình phức tạp” hiện nay.

Theo cảnh sát, vụ nổ ở Thái Nguyên là do những quả bom tự tạo, người thực hiện muốn gây ra một vụ nổ liên hoàn (người ta nghe được ít nhất bảy tiếng nổ lớn cách nhau) với đinh và bi sắt được nhồi vào bom để tăng độ sát thương. Có khả năng đây không phải là một hành động khủng bố vì động cơ chính trị như ở Thiên An Môn mà thủ phạm chỉ muốn bày tỏ thái độ phản kháng. Theo thông tin ban đầu, thủ phạm đã giận dữ vì nhà của ông ta bị cưỡng chế để thành phố làm đường cao tốc nhưng tiền bồi thường quá ít. Người đàn ông này đã chết trong vụ nổ.

Dau hieu khong binh yen

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ ở Thái Nguyên, Sơn Tây (ảnh: Tân Hoa Xã)

Một cư dân tại Thái Nguyên cho biết, tòa nhà này luôn là nơi người dân tụ họp để bày tỏ sự phản đối trong vài năm qua. “Các cuộc phản đối quy mô nhỏ hầu như tuần nào cũng có, còn quy mô lớn thì khoảng một tháng/lần”, người này nói. Thái Nguyên là một trong những địa phương có mức độ phân hóa giàu và nghèo cao nhất TQ. Một số người phất lên nhanh chóng nhờ khai thác than, còn người dân bình thường lại ngày càng nghèo hơn. “Có lần, hàng trăm người đã xông vào tòa nhà, xô xát với lực lượng bảo vệ”, cư dân này kể với phóng viên của tờ New York Times.

Trong bài tường thuật về vụ nổ, tờ Thời báo Hoàn Cầu của TQ ghi nhận thêm những vụ nổ tương tự ở các cơ quan công quyền trong thời gian qua và cho rằng, một trong những nguyên nhân là người dân phẫn nộ với cách hành xử của chính quyền địa phương.

Ông Liu Kaiming, giám đốc Học viện Quan sát đương đại ở Bắc Kinh, nhận định: “Người dân ngày càng không hài lòng với thực tế của cuộc sống trong khi chính quyền cố gắng làm cho tình hình ổn định hơn bằng mọi biện pháp có thể. Điều đó khiến nhiều người dân bình thường phải dùng những hình thức cực đoan để bày tỏ sự bất bình của mình”.

Theo một con số thống kê không chính thức, mỗi năm tại TQ có khoảng 180.000 cuộc biểu tình phản đối lớn nhỏ để phản đối các quan chức tham nhũng, việc thu hồi đất đai để thực hiện các dự án, nạn ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động tồi tệ…

 THIỆN NGA (Theo New York Times, Global Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI