Đập thuỷ lợi 14 tỉ xây xong bỏ hoang vì không tích được nước

13/12/2021 - 15:33

PNO - Công trình đập thuỷ lợi được đầu tư 14 tỉ đồng với mục tiêu tích nước để tưới cho hàng chục ha ruộng lúa song không phát huy được tác dụng vì không tích được nước, xuống cấp nghiêm trọng.

 

Đập thủy lợi Khe Ngang (xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An) được xây dựng với kinh phí 14 tỉ đồng. Cuối năm 2012, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng với mục đích phục vụ hàng chục ha lúa ở xã Thanh Lâm.
Đập thủy lợi Khe Ngang (xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An) được xây dựng với kinh phí 14 tỉ đồng. Cuối năm 2012, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng với mục đích phục vụ hàng chục ha lúa ở xã Thanh Lâm.
Thanh Lâm là xã miền núi, đập Khe Ngang được xây dựng đã tạo được sự kỳ vọng của người dân về nguồn nước tưới tiêu cho ruộng đồng.
Thanh Lâm là xã miền núi, đập Khe Ngang được xây dựng đã tạo được sự kỳ vọng của người dân về nguồn nước tưới tiêu cho ruộng đồng.
Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng của người dân, đập thuỷ lợi này dường như chỉ tích được một ít nước trong năm đầu tiên khi đưa vào sử dụng. Sau đó, con đập này dần bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trái với những kỳ vọng của người dân, đập thuỷ lợi này dường như chỉ tích được một ít nước trong năm đầu tiên khi đưa vào sử dụng. Sau đó, con đập này dần bị lãng quên, xuống cấp nghiêm trọng.
Đến nay, đập Khe Ngang đã xuống cấp nghiêm trọng và gần như không còn tác dụng. “Cứ tưởng có đập thì ruộng đồng sẽ có nước tưới tiêu. Nào ngờ đập lúc nào cũng cạn trơ đáy, có nước phục vụ ruộng đồng đâu”, anh Lê Văn Việt (trú xã Thanh Lâm) nói.
Đến nay, đập Khe Ngang đã xuống cấp nghiêm trọng và gần như không còn tác dụng. “Cứ tưởng có đập thì ruộng đồng sẽ có nước tưới tiêu. Nào ngờ đập lúc nào cũng cạn trơ đáy, trông chỉ như một ao cá, có nước phục vụ ruộng đồng đâu”, anh Lê Văn Việt (trú xã Thanh Lâm) nói.
Lá chắn và xả nước của hệ thống van đập bị hỏng khiến việc tích và xả nước không thực hiện được.
Lá chắn và xả nước của hệ thống van đập bị hỏng khiến việc tích và xả nước không thực hiện được.
Đất đá theo dòng chảy đổ dồn xuống chân đập, gây bồi lấp khiến miệng cống bị bịt kín, có nước cũng không thể chảy vào đường ống để ra đồng. Theo người dân địa phương, khi chưa có đập, nước từ lòng núi chảy ra vẫn đảm bảo việc tưới tiêu cho một diện tích lúa nhất định. Nhưng từ khi có đập, mương dẫn nước ra đồng từ con suối này bị chặn lại, nguồn nước tiêu tiêu càng gặp thêm khó khăn hơn.
Đất đá theo dòng chảy đổ dồn xuống chân đập, gây bồi lấp khiến miệng cống bị bịt kín, có nước cũng không thể chảy vào đường ống để ra đồng. Theo người dân địa phương, khi chưa có đập, nước từ lòng núi chảy ra vẫn đảm bảo việc tưới tiêu cho một diện tích lúa nhất định. Nhưng từ khi có đập, mương dẫn nước ra đồng từ con suối này bị chặn lại, nguồn nước tưới tiêu càng gặp thêm khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm cho biết, do lòng hồ quá nhỏ nên việc xây dựng đập nước ở vị trí này là không phù hợp. Hiện đập không còn khả năng tích nước, tuy nhiên chính quyền địa phương cũng hết cách, không có phương án để khắc phục.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm cho biết, do lòng hồ quá nhỏ nên việc xây dựng đập nước ở vị trí này là không phù hợp. Hiện đập không còn khả năng tích nước, tuy nhiên chính quyền địa phương cũng hết cách, không có phương án để khắc phục.
“Nước tự nhiên đổ về hồ rất ít, trong khi đó do van đập lại bị hỏng khiến nước rò rỉ ra ngoài. Lượng nước rò rỉ ra ngoài cũng bằng nước đổ về hồ nên đập không phát huy tác dụng được” - ông Thanh nói và cho hay hiện việc tươi tiêu cho ruộng đồng vẫn chủ yếu được người dân bơm từ một khu vực lân cận.
“Nước tự nhiên đổ về hồ rất ít, trong khi đó do van đập lại bị hỏng khiến nước rò rỉ ra ngoài. Lượng nước rò rỉ ra ngoài cũng bằng nước đổ về hồ nên đập không phát huy tác dụng được” - ông Thanh nói và cho hay hiện việc tưới tiêu cho ruộng đồng vẫn chủ yếu được người dân bơm từ một khu vực lân cận.

Nghệ An có 1.061 hồ đập, trong đó có 97 hồ đập chứa nước lớn được giao cho các doanh nghiệp quản lý, số còn lại được giao cho các địa phương. Các hồ đập chủ yếu được xây dựng trên 40 năm, do lâu năm, khi xây dựng chủ yếu làm thủ công nên hiện nhiều hồ đập xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp. 

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An đã kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An bố trí hỗ trợ nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa xung yếu dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025 cho 84 hồ chứa, với tổng kinh phí hơn 530 tỉ đồng, gồm 14 hồ ưu tiên cấp bách với kinh phí 172 tỉ đồng và 70 hồ ưu tiên hư hỏng, xuống cấp với kinh phí hơn 360 tỉ đồng.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI