Dạo một vòng "10 điểm check-in thú vị" của TPHCM

16/12/2023 - 09:54

PNO - Nếu đến TPHCM du lịch nhưng chưa biết sẽ đi những đâu để khám phá thành phố này, bạn có thể tham khảo "10 điểm check-in thú vị". Danh sách này như một lời gợi ý từ người dân và những du khách đã từng đến đây thăm thú, trải nghiệm.

1
1. Không chỉ riêng du khách mà rất có thể, nhiều người dân sống tại TPHCM cũng chưa có dịp thăm thú hết các điểm check-in thú vị của thành phố này. Trong ảnh là cầu Ánh Sao - cây cầu bộ hành hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tọa lạc tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, nằm cách khu trung tâm thành phố hơn 15km. 
1
Cầu Ánh Sao dài 170m, rộng 8,3m với kinh phí đầu tư khoảng 50 tỉ đồng. Vì dành khá nhiều kinh phí cho việc thiết kế đèn chiếu sáng chạy dọc thân cầu nên về đêm, cầu Ánh Sao sáng rực rỡ, thu hút người dân đến chụp hình sống ảo.
2
2. Cầu Ba Son - cầu dây văng giúp nối quận 1 và TP Thủ Đức (TPHCM) cũng góp mặt vào danh sách 100 điều thú vị của thành phố. Dù so với nhiều công trình khác, cầu Ba Son thuộc hàng "sinh sau, đẻ muộn" - công trình khánh thành vào tháng 4/2022, sau 7 năm khởi công xây dựng, nhưng nơi đây luôn được nhiều du khách tìm đến để ngắm nhìn một phần thành phố bên sông.
2
Trên cầu có vỉa hè dành cho người đi bộ, du khách có thể gửi xe ở khu vực phía dưới chân cầu để lên thưởng ngoạn thay vì đậu đỗ xe trái quy định.
Chùa Phước Hải (hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng) là một trong những điểm thờ tự được người dân thành phố và phật tử phương xa thường xuyên tìm đến.
3. Chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TPHCM) là một trong những điểm thờ tự được người dân thành phố và phật tử phương xa thường xuyên tìm đến. Chùa có nhiều tên gọi khác nhau như chùa Đa Kao hoặc Empereur de Jade, người Việt thường gọi chùa Ngọc Hoàng Điện. Năm 1982, chùa đổi tên là chùa Phước Hải.
Chùa được xây dựng từ gạch nung với mái lợp ngói âm dương, mang đậm phong cách đền chùa
Chùa được xây dựng từ gạch nung với mái lợp ngói âm dương, mang đậm phong cách đền chùa Trung Hoa. Theo thời gian, với những tác động thời tiết, nhiều mảng tường nhuốm màu rêu phong, gợi vẻ đẹp cổ kính.
4
4. Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX với mục đích quan sát tàu thuyền qua lại trên sông Sài Gòn. Công trình có hình dáng như cột thuyền buồm, được làm bằng sắt. Hiện nay, khối công trình được sử dụng làm phòng trưng bày, giới thiệu hình ảnh về lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - TPHCM.
4
Sau khi cải tạo, khuôn viên xung quanh cột cờ Thủ Ngữ được "trải" thảm cỏ xanh mướt, thích hợp để người dân, du khách đến dạo chơi, nhìn ngắm sông Sài Gòn và các công trình/di tích là điểm nhấn của thành phố lân cận như Bến Nhà Rồng, tòa nhà Hải Quan, cầu Mống...
5
5. Sau nhiều đổi thay, từ con đường trải đá nhỏ được xây dựng từ năm 1868, đường đi bộ Nguyễn Huệ giờ đây khang trang với chiều dài 670m, rộng hơn 60m. Trên đường có khu vực công viên với 1 khoảng rộng dùng làm hồ trồng sen, 2 hàng sứ trắng chạy dọc 2 bên làm điểm nhấn cho không gian.
5
Vào dịp đầu năm mới, đường đi bộ Nguyễn Huệ được trang trí với nhiều tiểu cảnh, linh vật tương ứng theo từng năm. Cùng với hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt, không gian nơi đây như một bức tranh sống động, nhộn nhịp, là địa chỉ không thể bỏ qua khi du khách đến TPHCM tham quan.
6
6. Nếu muốn có những trải nghiệm mới mẻ hơn, du khách có thể sư dụng dịch vụ của Saigon Waterbus - tuyến xe buýt công cộng trên sông khởi hành từ bến Bạch Đằng (quận 1) qua bến Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và dừng tại bến Linh Đông (TP Thủ Đức).
6
Với thời gian di chuyển dự kiến 50 phút cho 11km, người dân và du khách có thể nhìn ngắm thành phố từ hướng sông khá mới lạ, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành.
7
7. Hào Sĩ Phường là một trong những con hẻm cổ xưa nhất tại TPHCM. Con hẻm như một "ốc đảo" bình yên, nằm tách bạch với những ồn ã, xô bồ bên ngoài. Tồn tại hơn 100 năm giữa lòng đô thị, con hẻm mang đậm chất Hồng Kông từng là bối cảnh của nhiều bộ phim, dự án nghệ thuật - Ảnh: Lý Thành Cơ
7
Tuy nhiên, vì nơi đây là không gian sống của nhiều hộ dân nên sau khi người dân, du khách đến check-in quá đông, ồn ào đã gây ra không ít phiền toái, thậm chí có thời điểm không ít hộ phải dán bảng cấm quay, chụp - Ảnh: Lý Thành Cơ
8
8. Hồ Con Rùa hay còn được gọi với cái tên Công trường Quốc tế nằm ngay nút giao sầm uất giữa đường Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân. Từ địa điểm này, mọi người có thể nhìn ngắm đường phố TPHCM với những hàng quán tấp nập người vào ra, những dòng xe nối đuôi nhau từ ngày tới đêm.
8
Không gian xanh mát của khu vực hồ Con Rùa là điểm nghỉ chân lý tưởng để du khách tái tạo năng lượng, tiếp tục hành trình khám phá thành phố xinh đẹp.
Ảnh: VTC.
9. Làng làm nhang Lê Minh Xuân như một nét chấm phá rất riêng trong danh sách 10 điểm check-in thú vị. Làng thuộc huyện Bình Chánh - nơi sản xuất nhang lớn và lâu đời nhất của TPHCM với gần trăm năm. Vào các thời điểm cần cúng kiếng như lễ tết, rằm tháng Giêng, tháng Bảy, làng làm nhang Lê Minh Xuân "nhuộm" màu đỏ và vàng của hàng trăm bó nhang được phơi xoè dưới nắng - Ảnh: VTC
10
10. Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân TPHCM là một trong những công trình kiến trúc cổ điển được xây dựng từ năm 1898 và khánh thành vào năm 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này là Hôtel de Ville trong tiếng Pháp hay Dinh Xã Tây trong tiếng Việt. Sau ngày 30/4/1975, tòa nhà được sử dụng làm trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân TPHCM.
11
Phần mái vòm của tòa nhà cực hút mắt người xem với phong cách trang trí kiểu baroque, phong cách phục hưng... đậm chất của kiến trúc châu Âu. Công trình thuộc Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Vào một số thời điểm trong năm, nơi đây được mở cho người dân, du khách tham quan với số lượng hạn chế.  

Khánh An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI