Đánh thức “nóc nhà” xứ Nghệ để phát triển du lịch mạo hiểm

19/03/2022 - 06:52

PNO - Để không lãng phí những ưu đãi của thiên nhiên, huyện biên giới Nghệ An đang lên kế hoạch “đánh thức” đỉnh núi Pu Xai Lai Leng cao hơn 2.700m để phát triển du lịch mạo hiểm.

Pu Xai Lai Leng là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao vượt trội 2.720m so với mực nước biển, nằm trên đường biên giới Việt Nam và nước bạn Lào. Từ xa, đỉnh núi Phu Xai Lai Leng như một bức trường thành hùng vĩ, nhưng cũng không kém phần duyên dáng, lúc ẩn lúc hiện trong những dải mây trắng tinh khôi bồng bềnh. Bên kia đỉnh núi là nước bạn Lào, bên này là địa phận xã Na Ngoi với trên 80% người H’Mông sinh sống.
Pu Xai Lai Leng là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao vượt trội 2.720m so với mực nước biển, nằm trên đường biên giới Việt Nam và nước bạn Lào. Bên kia đỉnh núi là nước bạn Lào, bên này là địa phận xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) với trên 80% người H’Mông sinh sống.
Đầu năm 2021, Sở Du lịch Nghệ An phối hợp với các đơn vị liên quan và chuyên gia du lịch mạo hiểm đã hoàn thành chuyến khảo sát đỉnh Pu Xai Lai Leng. Chuyến đi này nhằm đánh giá hiện trạng về tài nguyên du lịch nhằm hoàn thiện và phát triển du lịch mạo hiểm “Chinh phục đỉnh Puxailaileng”. Qua đó, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại H.Kỳ Sơn nói riêng và Nghệ An nói chung, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa các đồng bảo dân tộc thiểu số, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp như cầu thị hiếu của khách du lịch.
Đầu năm 2021, Sở Du lịch Nghệ An phối hợp với các đơn vị liên quan và chuyên gia du lịch mạo hiểm đã hoàn thành chuyến khảo sát đỉnh Pu Xai Lai Leng. Chuyến đi nhằm đánh giá hiện trạng về tài nguyên du lịch nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm “Chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Leng”. Qua đó, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tại huyện Kỳ Sơn nói riêng và Nghệ An nói chung, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa các đồng bảo dân tộc thiểu số, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.
Qua khảo sát, Sở Du lịch Nghệ An đề xuất đưa đỉnh Pu Xai Lai Leng làm trọng tâm để hình thành tuyến du lịch. Trong đó, Pu Xai Lai Leng sẽ là điểm thử thách cho du khách ưa thích khám phá, thích mạo hiểm.
Qua khảo sát, Sở Du lịch Nghệ An đề xuất đưa đỉnh Pu Xai Lai Leng làm trọng tâm để hình thành tuyến du lịch. Trong đó, Pu Xai Lai Leng sẽ là điểm thử thách cho du khách ưa thích khám phá, mạo hiểm.
Đường lên đỉnh Pu Xai Lai Leng còn rất mới và đúng chất một cuộc thám hiểm, thử thách lòng người. Để chinh phục được đỉnh núi này thực sự rất gian nan với hàng trăm con dốc lớn nhỏ, xuyên qua màn sương mù dày đặc.
Đường lên đỉnh Pu Xai Lai Leng còn rất mới và đúng chất một cuộc thám hiểm đầy thử thách. Muốn chinh phục đỉnh núi này, ta phải vượt qua hàng trăm con dốc lớn nhỏ, xuyên qua màn sương mù dày đặc.
Để đến với đỉnh Pu Xai Lai Leng, du khách buộc phải leo bộ nhiều cây số.
Để đến với đỉnh Pu Xai Lai Leng, du khách buộc phải leo nhiều cây số
Chặng đường này luôn mờ ảo bởi sương mù, nhiều đoạn dốc cheo leo, cây cối rậm rạp.
Chặng đường này luôn mờ ảo vì sương mù, nhiều đoạn dốc cheo leo, cây cối rậm rạp
Người luôn thấm đẫm mồ hôi song tinh thần của các phượt thủ luôn được khích lệ mỗi lần ngồi nghỉ ngơi, nhâm nhi trà trên những đám mây trắng bồng bềnh.
Đó là một hành trình đẫm mồ hôi, nhưng bạn sẽ hài lòng mỗi khi ngồi nghỉ ngơi, nhâm nhi trà bên những đám mây trắng bồng bềnh
Để sớm hiện thức hóa kế hoạch đưa “Phu Xai Lai Leng trở thành khu du lịch quốc gia theo mô hình du lịch mạo hiểm kết hợp du lịch sinh thái, không có khí thải của phương tiện cơ giơi”, UBND H.Kỳ Sơn đã lên kế hoạch phối hợp với Bộ đội Biên phòng để xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũ phục vụ, khuân vác, dẫn đường, tổ chức các điểm đón và phục vụ du khách, tạo các điểm check in trên hành trình chinh phục đỉnh núi… Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách, mà đây còn sẽ là cơ hội để người dân địa phương có thêm nguồn thu nhập.
Để sớm hiện thực hóa kế hoạch đưa “Pu Xai Lai Leng trở thành khu du lịch quốc gia theo mô hình du lịch mạo hiểm kết hợp du lịch sinh thái, không có khí thải của phương tiện cơ giới”, UBND huyện Kỳ Sơn đã lên kế hoạch phối hợp với bộ đội biên phòng để xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũ phục vụ, khuân vác, dẫn đường, tổ chức các điểm đón và phục vụ du khách, tạo các điểm check-in trên hành trình chinh phục đỉnh núi… Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút du khách, đây còn là cơ hội để người dân địa phương có thêm nguồn thu nhập.
Theo Sở Du lịch Nghệ An, từ vị trí “nóc nhà” xứ Nghệ có thể kết nối với suối nước nóng ở huyện Mường Khăm và xa hơn nữa là cánh đồng Chum ở thị xã Phôn Xa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào để tạo thành chương trình du lịch theo dọc quốc lộ 7A qua Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Xa xa hơn chút là điểm ngắm mây ở “Cổng trời Mường Lống”, xã Mường Lống, chèo thuyền bắt cá trên sông Nậm Nơn…
Theo Sở Du lịch Nghệ An, từ vị trí “nóc nhà” xứ Nghệ, có thể kết nối với suối nước nóng ở huyện Mường Khăm và xa hơn nữa là cánh đồng Chum ở thị xã Phôn Xa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào để tạo thành chương trình du lịch theo dọc quốc lộ 7A qua Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Xa xa hơn chút là điểm ngắm mây ở “Cổng trời Mường Lống”, xã Mường Lống; chèo thuyền bắt cá trên sông Nậm Nơn…
“Cổng trời Mường Lống” ở xã Mường Lống (H.Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Đà Lạt của Nghệ An” khi sở hữu một vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo khi nằm gọn trong lòng thung lũng của một ngọn núi cao 1.500m. Đây cũng là địa điểm ưa thích của những phượt thủ thích “săn mây”, khám phá và thưởng thức ẩm thực của người H’Mông.
“Cổng trời Mường Lống” ở xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) được ví như “Đà Lạt của Nghệ An” nhờ vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo khi nằm gọn trong lòng thung lũng của một ngọn núi cao 1.500m. Đây cũng là địa điểm ưa thích của những người thích “săn mây”, khám phá và thưởng thức ẩm thực của người H’Mông.
Bà Cụt Thị Hương - Trưởng phòng Văn hóa thông tin H.Kỳ Sơn - cho biết Mường Lống có khi hậu rất đặc biệt, núi rừng hùng vĩ nên đang ngày một thu hút du khách tìm đến thưởng lãm. Hiện nhiều người dân nơi đây cũng đã bắt đầu học làm Homestay để đáp ứng nhu cầu cho du khách ở lại.
Bà Cụt Thị Hương - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Kỳ Sơn - cho biết, Mường Lống có khí hậu rất đặc biệt, núi rừng hùng vĩ nên đang ngày một thu hút du khách tìm đến. Hiện nhiều người dân nơi đây cũng đã bắt đầu học làm homestay để đáp ứng nhu cầu cho du khách ở lại.
“Ngoài lợi thế về núi rừng hoang sơ, phong cảnh hữu tình vào mùa đào mận bung nở thì du khách về Mường Lống còn rất thích thú khi được hòa mình sống với người dân tộc bản địa, được trải nghiệm nấu ăn, làm các món bánh truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông…”, chị Lê Vân - chủ một Farmsatay ở xã Mường Lống nói.
“Ngoài lợi thế về núi rừng hoang sơ, phong cảnh hữu tình vào mùa đào mận bung nở thì du khách về Mường Lống còn rất thích thú khi được hòa mình sống với người dân tộc bản địa, được trải nghiệm nấu ăn, làm các món bánh truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông…”, chị Lê Vân - chủ một farmstay ở xã Mường Lống nói.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI