Danh sách vật dụng không đem vào phòng chụp MRI để tránh nguy hiểm tính mạng

03/02/2018 - 05:30

PNO - Vụ một bệnh nhân ở Ấn Độ tử vong do đem bình oxy vào phòng chụp MRI (cộng hưởng từ) đã khiến nhiều người hoang mang. Sau đây là danh sách các vật dụng được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khuyên không đem vào phòng chụp MRI.

Mới đây, một người đàn ông 32 tuổi ở Ấn Độ đã tử vong vì bị kẹt ở máy chụp MRI. Nguyên nhân ban đầu được cho là do người đàn ông hít phải khí oxy lỏng chảy ra khi bình oxy bị vỡ trong lúc máy MRI hút với lực quá mạnh.

Danh sach vat dung khong dem vao phong chup MRI de tranh nguy hiem tinh mang
Máy MRI hút bệnh nhân nam ở Ấn Độ

Nhận định về vụ việc này, tiến sĩ bác sĩ Nguyễn An Thanh, Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM khẳng định tai nạn này rất hy hữu vì máy MRI rất phổ biến trong y khoa.

Tuy nhiên, vì máy cộng hưởng từ có từ trường cao có thể gây tác hại nếu trong cơ thể người có mang vật kim loại, điện.

Để đảm bảo an toàn, nhiều bệnh viện tại Việt Nam có thông báo rất rõ ràng những lưu ý cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế khi vào bên trong phòng máy chụp MRI. 

Danh sach vat dung khong dem vao phong chup MRI de tranh nguy hiem tinh mang
Những cảnh báo về những thiết bị không nên mang theo người khi chụp MRI được thông báo rộng rãi cho người bệnh

Chẳng hạn, Bệnh viện Chợ Rẫy có quy định rõ cho cả nhân viên y tế trong phòng MRI: “Đối với nhân viên y tế, không mang vào phòng tất cả thiết bị và dụng cụ y tế bằng kim loại như dao, kéo, bình oxy, ống nghe, máy nghe, máy thở…”.

Bệnh nhân không được vào phòng cộng hưởng từ khi trong cơ thể có các bộ phận kim loại và thiết bị cấy ghép như máy tạo nhịp tim, máy chống rung, máy trợ thính, clip nội sọ, nẹp xương, đinh nội tủy, mảnh kim khí…

Không mang theo các dụng cụ cá nhân như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc, chìa khóa, dao, kéo, máy tính bỏ túi, điện thoại di động, thẻ tín dụng… chứa kim lọai”.

Danh sach vat dung khong dem vao phong chup MRI de tranh nguy hiem tinh mang
 

Ngược lại, các bệnh nhân khi chụp MRI được khuyến cáo chủ động thông báo cho bác sĩ về những thiết bị kim loại bên trong cơ thể mình trước khi chụp chiếu như: máy trợ thính, máy bơm thuốc, vật kim loại nội sọ, trong hốc mắt; các bộ phận kim loại trong cơ thể như khớp giả, răng giả, nẹp xương, đinh nội tủy; dụng cụ kim loại trong can thiệp mạch máu, có thai…

Cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, không dùng tia xạ. Nguyên lý cơ bản là các nguyên tử trong cơ thể sau khi đặt trong từ trường máy, cộng hưởng từ với sóng vô tuyến sẽ phát tín hiệu; tín hiệu được thu nhận và xử lý vi tính tạo hình ảnh chẩn đoán.

Cộng hưởng từ được chỉ định rộng rãi cho các bệnh lý u, viêm, chấn thương…của các cơ quan cơ thể như não, tủy-cột sống, cơ-xương-khớp, bụng, ngực, tim mạch…Hiện chưa thấy tác hại của từ trường với cơ thể.

Hoàng Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI