Đang du học tiến sĩ tại Ấn Độ, sư cô suýt chết vì bị chẩn đoán đau dạ dày

18/03/2017 - 14:40

PNO - Sư cô Thích An Hương (35 tuổi) trong khi đang du học tiến sĩ về Phật học tại Ấn Độ đã bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3. Tuy nhiên, chẩn đoán ban đầu tại Ấn Độ xác định là đau dạ dày.

Sư cô Thích An Hương, trụ trì chùa Phước Long (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) là một trong 66 bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng bằng robot tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) (tính đến ngày 18/3/2017). Tuy nhiên trước khi được can thiệp bằng kỹ thuật y học hiện đại này, sư cô đã bị chẩn đoán là đau dạ dày tại một bệnh viện ở Ấn Độ vào năm 2017.

Từ năm 2013, sư cô Thích An Hương theo học thạc sĩ và tiến sĩ về Phật học tại trường Đại học Nagarjunar University, bang Adhra Pradhesh (phía Nam Ấn Độ). Vào đầu năm 2017, sư cô đi đại tiện ra nhiều máu nên đến khám tại một bệnh viện tại Ấn Độ. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán sư cô đau dạ dày do không hợp khẩu vị thức ăn. Sư cô Thích An Hương lý giải có rất nhiều người Việt Nam khi hành hương sang Ấn Độ đã không thể ăn thức ăn nhiều cà ri và chất cay tại đây.

Dang du hoc tien si tai An Do, su co suyt chet vi bi chan doan dau da day


Trong thời gian chưa đến một tháng sau ngày khám, bệnh tình nặng hơn, cô liên tục đi đại tiện ra máu, có khi không có phân mà chỉ có máu, bụng đau nhiều hơn, xuất hiện cảm giác trì trệ ở bụng. Đến khám tại Bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ chẩn đoán sư cô bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.

Chỉ cần sang giai đoạn 4, tế bào ung thư sẽ di căn. Chính vì thế, chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ tại Ấn Độ là rất hợp lý. Sư cô được cho vài liều thuốc tây để uống trong vòng 1 tháng, hẹn tái khám. Tuy nhiên, sau đó sư cô có việc phải về Việt Nam.

10 ngày sau – ngày 24/2/2017, sư cô Thích An Hương trở lại thực hiện ca phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng sử dụng robot. Ca phẫu thuật thành công, sư cô xuất viện vào ngày 3/3. Kết quả tái khám vào ngày 9/3 cho thấy sư cô đã khỏe mạnh, không còn bị ra máu.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hữu, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân đưa ra 3 phương án để sư cô lựa chọn: mổ hở, mổ nội soi và mổ robot. Lúc đầu sư cô từ chối vì không lo hết được chi phí ca mổ sử dụng robot. Các y bác sĩ của bệnh viện quyết định giảm một nửa chi phí sử dụng robot.

Bác sĩ Nguyễn Phú Hữu, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân cho biết tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 2 về số lượng, sau ung thư dạ dày. Tỷ lệ tuổi có nguy cơ ung thư là từ 40 đến 60, nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Sử dụng mổ bằng robot có thể bóc tách tốt, lấy triệt để tế bào ung thư đại trực tràng, giảm nguy cơ biến chứng. Chi phí tại Việt Nam vào khoảng 100 triệu đồng/ca phẫu thuật, chỉ bằng 1/10 so với chi phí tại Hoa Kỳ hay Thái Lan.

Trao đổi với báo Phụ Nữ, sư cô Thích An Hương cho biết tổng chi phí cho ca phẫu thuật bằng robot là 120 triệu đồng, gồm 80 triệu đồng chi phí robot và 40 triệu đồng thuốc men, nằm viện. Bệnh viện Bình Dân đã giảm 40 triệu đồng, phần còn lại sư cô được các phật tử hỗ trợ. Sư cô Thích An Hương cho biết vào đầu tháng 5 tới, cô sẽ sang Ấn Độ tiếp tục học tiến sĩ về Phật học.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI