Đang có bao nhiêu quốc gia ăn tết Nguyên đán như Việt Nam?

12/02/2021 - 06:22

PNO - Trong 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có 6 quốc gia (kể cả Việt Nam) "ăn" tết Nguyên đán.

Cũng như Việt Nam, người Hàn Quốc đón tết cổ truyền vào ngày 1 tháng Giêng hàng năm và có tên gọi là Seollal (설날)
Không chỉ đánh dấu năm mới, tết Nguyên đán còn là dịp để người Hàn Quốc nhớ về tổ tiên và gặp gỡ các thành viên trong gia đình
Vào những ngày đầu năm, người Hàn Quốc thường mặc hanbok (한복), thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống, nghe kể chuyện và gặp gỡ mọi người
Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch . Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.
Tết Nguyên đán của Trung Quốc thường kéo dài từ ngày 8 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng và là ngày lễ lớn nhất tại quốc gia này
Họ quan niệm một năm mới được đón tết một lần, nên càng long trọng, càng linh đình càng thể hiện lòng thành với tổ tiên. Vào ngày Tết, nếu không sum họp với gia đình hay thăm bà con, một số người sẽ đưa cả gia đình đi du lịch. Họ thường chọn Hàng Châu, Tô Châu, Thượng Hải hay các thành phố lân cận khác để cảm nhận không khí Tết khắp mọi nơi trên đất nước Trung Hoa…
Người Trung Quốc tin rằng màu đỏ mang lại may mắn nên hầu hết vật phẩm trang trí, thậm chí trang phục đều mang màu này. Các hoạt động đón mừng tết cổ truyền ở Trung Quốc diễn ra khá phong phú với mong muốn cầu năm mới mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng.
Còn được gọi là Tết Nguyên đán hay Lễ hội Mùa xuân, không nghi ngờ gì nữa, Tết âm lịch là dịp quan trọng nhất trong lịch âm, và theo truyền thống lâu đời để tỏ lòng tôn kính cả những vị thần và ông bà tổ tiên.
Tại Singapore, tết Nguyên đán còn gọi là Lễ hội Mùa xuân. Năm mới là dịp người Singapore hướng về gia đình, tổ tiên.
những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Vào dịp tết Nguyên đán có 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay. Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí khác.
Tsagaan Sar (tiếng Mông Cổ: Цагаан сар; hoặc theo nghĩa đen Trăng Trắng) là ngày tết tại Mông Cổ, ngày đầu tiên trong năm theo âm lịch Mông Cổ. Người Mông Cổ khi đó sẽ tổ chức lễ hội đánh dấu tết Âm lịch. Lễ hội Trăng trắng được tổ chức một tháng sau ngày trăng mới đầu tiên sau Đông chí (vào khoảng tháng Một hay tháng Hai dương lịch). Tsagaan Sar là một trong các ngày nghỉ quan trọng nhất đối với người Mông Cổ.[1] Người Duy Ngô Nhĩ tiếp thu lịch Trung Hoa, người Mông Cổ và Tạng lại tiếp thu lịch Duy Ngô Nhĩ.[2]. Tsagaan Sar trùng thời điểm với Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.[3] Tsagaan Sar được tổ chức trong ba ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Tết Nguyên đán của Mông Cổ có tên là Tsagaan Sar (Trăng Trắng) tượng trưng cho những ngày mùa xuân, rơi vào khoảng tháng 1, 2 trong lịch Gregory (dương lịch mà các nước đang sử dụng). 
 Tsagaan Sar là một trong các ngày nghỉ quan trọng nhất đối với người Mông Cổ.[1] Người Duy Ngô Nhĩ tiếp thu lịch Trung Hoa, người Mông Cổ và Tạng lại tiếp thu lịch Duy Ngô Nhĩ.[2]. Tsagaan Sar trùng thời điểm với Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.[3] Tsagaan Sar được tổ chức trong ba ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Trong dịp này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hàng trăm chiếc bánh nhân thịt cừu gọi là buuz, sắm sửa quần áo đẹp để diện tết và ngựa để di chuyển
Seollal (Hangul: 설날; Romaja: Seollal; McCune–Reischauer: Sŏllal) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới cũng là ngày đầu tiên của năm mới âm lịch của Triều Tiên. Đây thường là ngày lễ quan trọng nhất theo truyền thống. Người Triều Tiên cũng thường đón mừng năm mới dương lịch vào ngày 1/1 hằng năm. Tết Triều tiên kéo dài 3 ngày và quan trọng hơn tết dương lịch ở Triều Tiên.[1]
Triều Tiên: Seollal (Hangul: 설날; Romaja: Seollal; McCune–Reischauer: Sŏllal) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của nước này
Tết Triều Tiên là ngày nghỉ đậm chất truyền thống gia đình. Sẽ có 3 ngày nghỉ dành cho người dân về quê, thăm gia đình, họ hàng nơi họ thực hiện một nghi lễ tổ tiên. Nhiều người Triều Tiên mặc áo màu sặc sỡ gọi là hanbok. Ngoài ra, họ chúc mừng năm mới bằng cách viếng thăm các bờ biển phía Đông như Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi có thể cảm nhận tia nắng đầu tiên của năm mới.[2]
Trong dịp tết này, sẽ có 3 ngày nghỉ dành cho người dân về quê, thăm gia đình, họ hàng
Bhutan là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới nằm ẩn mình trên dãy Himalaya. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Bhutan chú trọng đến 2 vấn đề đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và niềm tin tôn giáo.
Là một trong những quốc gia biệt lập nằm ẩn mình trên dãy Himalaya, để giữ gìn bản sắc văn hóa, Bhutan chú trọng đến 2 vấn đề là bảo vệ môi trường tự nhiên và niềm tin tôn giáo
Tết cổ truyền của đất nước Bhutan còn được gọi là Losar, kéo dài tới 15 ngày. Losar là một từ trong ngôn ngữ tiếng Tạng có nghĩa là năm mới. Với đất nước hạnh phúc nhất thế giới, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Đây là thời gian để các gia đình đoàn tụ sum vầy và cũng là dịp để các hoạt động văn hóa đặc sắc diễn ra.
Tết cổ truyền của Bhutan được gọi là Losar, trong tiếng Tạng có nghĩa là "năm mới". Tết Losar là thời gian để các gia đình đoàn tụ sum vầy và cũng là dịp để tổ chức các hoạt động văn hóa đặc sắc.

Uyên Lâm (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI