Dân thường mộ 5m2, nhà giàu mộ tiền tỷ: Chênh lệch giàu nghèo khi chết

10/04/2016 - 07:14

PNO - Tại các khu công viên nghĩa trang vẫn sẵn sàng cũng cấp những khu đất rộng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mét, để xây những ngôi mộ bạc tỷ hoành tráng

Dan thuong mo 5m2, nha giau mo tien ty: Chenh lech giau ngheo khi chet
Ngôi mộ hoành tráng. Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27-5. Ngay lập tức, Nghị định đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Phân hóa giàu nghèo ngay cả khi chết

Trước Nghị định này, các khu công viên nghĩa trang khẳng định vẫn sẵn sàng cũng cấp những khu đất rộng hàng trăm thậm chí hàng ngàn mét để xây những ngôi mộ bạc tỷ hoành tráng. Còn ban quản lý thì khẳng định, Nghị định về xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của nghĩa trang.

Bà Phan Hoàng Mai (52 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, việc ban hành nghị định thì phải áp dụng cho tất cả mọi đối tượng người dân.

"Nếu áp dụng quy định chỉ xây từ 3 - 5m2 cho 1 phần mộ thì nên áp dụng chung cho tất cả mọi người dân, để người dân không có sự so sánh. Đã là quy định thì không có trường hợp ngoại lệ."

Cùng quan điểm với bà Mai, ông Bùi Thế Nam (56 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc: "Ngày trước chưa có quy định thì còn có thể cho qua, nhưng có quy định rồi mà vẫn còn tình trạng mộ nhà này che mất mộ nhà kia, đất mộ nhà này rộng nhà kia chật. Rồi việc phân khu, phân nhóm, tại những nghĩa trang, không lẽ ngay cả khi chết rồi vẫn còn phân hóa giàu nghèo hay sao?"

Với tinh thần thoải mái hơn, ông Lê Quốc Việt (50 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) nói: "Họ có tiền, họ xây mộ to, đất rộng thì kệ họ. Mình không có tiền thì chấp nhận xây mộ bình dân cho các cụ thôi. Miễn sao con cháu có tâm hướng về tổ tiên là được rồi."

Sinh phần đã xây thì làm sao?

Băn khoăn về việc gia đình mới xây xong mộ tổ ở khu vực Sơn Tây với kinh phí không hề nhỏ ông Phùng Nguyên Dũng (72 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lo lắng: "Mộ tổ xây ở khu vực riêng lẻ, nghĩa là nằm trong diện quy hoạch. Việc xây mộ tổ là việc hệ trọng, nếu mà di dời đi thì thực sự rất khó".

Cùng một mối lo lắng với ông Dũng, bà Thanh (63 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) nói "Nếu di chuyển mộ của gia đình, nhất định tôi phản đối tới cùng. Việc đụng chạm đến chuyện mồ mả rất kiêng kị, nhiều trường hợp mới chỉ bị "động" mộ đã xảy ra bao nhiêu chuyện rồi huống hồ là đào lên để di chuyển đến chỗ khác"

Được biết, các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện quy hoạch thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả sẽ tuân theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng. Tuy nhiên với phong tục tập quán và quan niệm của người Việt, đây thực sự là một bài toán khó.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, có hiệu lực thi hành từ ngày 27-5

Chính phủ quy định rõ về diện tích của mỗi phần mộ như sau: Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2; diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ cát táng tối đa không quá 3 m2.

Từ ngày 27-5, tất cả nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và hiệu quả.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải được xây dựng đồng bộ. Xây dựng mộ, bia mộ, nhà lưu tro cốt và các công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.

Hoàng Hải

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI